Đẩy nhanh công tác trồng rừng thay thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh có 36.421 ha rừng chuyển mục đích sử dụng; trong đó 4.460 ha thuộc đối tượng đất rừng chuyển sang các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, đất khu tái định cư, nhà máy… phải trồng rừng thay thế; diện tích không phải trồng rừng thay thế là 31.961 ha rừng nghèo chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên đến nay, Gia Lai là một trong những tỉnh có tiến độ triển khai trồng rừng thay thế chậm.

 

Ngày 3-3-2006, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó quy định các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải tiến hành trồng rừng thay thế. Từ năm 2006 đến nay, cả nước đã có 2.991 dự án với 386.290 ha rừng chuyển sang các mục đích khác. Tuy nhiên, kết quả trồng rừng thay thế đạt thấp (5,2%). Nguyên nhân là do nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác; công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp không thường xuyên và thiếu kiên quyết.

Thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg và Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 112/QĐ-UBND về việc triển khai trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh, rà soát phân bổ quỹ đất cho các chủ dự án thuộc đối tượng trồng rừng thay thế ngay từ đầu năm 2014. Theo báo cáo, từ năm 2006 đến nay, có 36.421 ha rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác: trong đó có 4.460 ha thuộc đối tượng đất rừng chuyển sang các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, đất khu tái định cư, nhà máy… phải trồng rừng thay thế; diện tích không phải trồng rừng thay thế là 31.961 ha rừng nghèo chuyển sang trồng cao su.

 

Năm 2014, theo kế hoạch các địa phương trên cả nước phải trồng 13.410 ha rừng (các dự án thủy điện 11.290 ha, các dự án khác 2.120 ha). Đến tháng 12-2014 đã có 28/55 tỉnh, thành phố đã trồng rừng thay thế được 7.191 ha. Trong đó, diện tích trồng rừng năm 2014 là 4.648 ha, đạt 35% tiến độ kế hoạch năm, gồm diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đạt 2.445 ha, đạt 22% kế hoạch; diện tích trồng thay thế đã chuyển sang mục đích khác 2.203 ha, đạt 104% kế hoạch.

Đặc biệt, đối với việc trồng rừng thay thế các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh trong năm 2014, có 15 dự án phải trồng rừng thay thế với diện tích khoảng 667,4 ha. Hiện tại, dự án thủy điện Ia Grai 1 của Công ty cổ phần Đức Cường Gia Lai đã được UBND tỉnh phê duyệt với gần 70,6 ha; 3 dự án với gần 110 ha đã được thẩm định là thủy điện An Khê-Ka Nak (68 ha), thủy điện Sê San 4 Ban Quản lý dự án Thủy điện 4 (69,2 ha) và thủy điện Đak Đoa (40,6 ha). Sở Nông nghiệp và PTNT đang kiểm tra hồ sơ để trình hội đồng thẩm định 3 dự án là thủy điện Đak Sông 2, Đak Sông 2A và thủy điện Ia Hrung với tổng diện tích trên 200 ha. Còn lại 8 dự án với diện tích trên 218 ha chưa triển khai.

Nói về lý do việc trồng rừng thay thế triển khai chậm, ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Các chủ dự án không nghiêm túc thực hiện vì đã được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trước ngày Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có hiệu lực nên các chủ dự án có lý do chậm trễ. Bên cạnh đó, suất đầu tư 1 ha trồng rừng chênh lệch lớn giữa các khu vực như cấp thực bì, cự ly đi làm, độ dốc, nhóm đất, hệ số khu vực… dẫn tới sự thắc mắc, so bì giữa các chủ đầu tư.

Rõ ràng việc suy giảm rừng nhanh chóng gây ra những tác hại không chỉ với kinh tế mà còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến biến đổi khí hậu. Đồng nghĩa với việc phải chú trọng hơn nữa, thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, nhất là phải đảm bảo thực hiện tốt công tác trồng bù rừng khi xây dựng thủy điện. Tại cuộc họp trực tuyến về công tác trồng rừng thay thế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát khẳng định: Công tác trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất là một vấn đề quan trọng để thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ. Bởi vậy, các địa phương cần tiếp tục tăng cường thực hiện chuyển đổi rừng tập trung, cần trồng lại rừng tập trung gắn với việc kiểm soát, chăm sóc, quản lý và bảo vệ sau khi trồng.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm