Dấu chân người lính K52

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 12 năm tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân Tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất nước Campuchia, cũng là ngần ấy thời gian, cán bộ, chiến sĩ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đối diện với vô vàn hiểm nguy, gian khổ. Trong suốt 12 năm tìm kiếm, bước chân các anh đã băng rừng, lội suối, vượt đèo ở khắp các tỉnh Đông Bắc Campuchia đã đưa được 1.230 liệt sĩ trở về đất mẹ yêu thương.

Trên đất nước Chùa Tháp

Tháng 11 hàng năm, cán bộ, chiến sĩ trong Đội K52 lại sẵn sàng cho chuyến hành trình vượt hàng trăm cây số để sang Campuchia làm nhiệm vụ cao cả: tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh trên đất bạn. Dẫu biết rằng, quãng thời gian 6 tháng phía trước, họ phải đối diện với những trận mưa rừng mịt mùng, nắng cháy da, mọi ăn-ở đều thiếu thốn,…

 

Đưa các liệt sĩ về với đất mẹ.  Ảnh: Phan Tiến Dũng
Đưa các liệt sĩ về với đất mẹ. Ảnh: Phan Tiến Dũng

Khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt tạm bợ và phải thực hiện nhiệm vụ ở 3 tỉnh đông bắc Campuchia, nhất là khu vực giáp biên giới Thái Lan còn rất nhiều bom mìn sót lại trong lòng đất, công việc của họ lại càng vất vả và nguy hiểm hơn. Nhưng với trách nhiệm và nghĩa tình với đồng chí đồng đội, các anh đã vượt lên tất cả, luôn phát huy phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ để hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó. “Mỗi khi tìm được hài cốt liệt sĩ, tất cả đều òa lên vui sướng, có người không cầm được nước mắt vì xúc động”-Thiếu úy Nguyễn Văn Chung-Tiểu đội trưởng trinh sát-người có thâm niên trong Đội, tâm sự.

Theo đại tá Vũ Văn Sơn- Đội trưởng Đội K52, trong suốt quá trình tìm kiếm các liệt sĩ hy sinh, Đội luôn coi trọng công tác dân vận và mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nói thành thạo tiếng Campuchia để hòa đồng với người dân… Và bằng chính tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của người lính Cụ Hồ, như: khám-chữa bệnh, sửa chữa nhà cho nhân dân... họ luôn để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân Campuchia. Mặt khác, chính quyền và quân đội các tỉnh Đông Bắc Campuchia cũng nhiệt tình giúp đỡ Đội trong suốt quá trình làm nhiệm vụ, cụ thể họ đã cử mỗi hướng 8 đến 10 người cùng ăn, cùng ở, cùng đi tìm thông tin liệt sĩ với cán bộ, chiến sĩ.                  

1.230 liệt sĩ đã trở về với đất mẹ thân yêu

Những ngày cuối tháng 5 trên đất nước Chùa Tháp, nắng như đổ lửa. Trong chuyến công tác cùng đoàn cán bộ Ban Chuyên trách tỉnh sang phối hợp với Ban chuyên trách 3 tỉnh: Rattanakiri, Stung Treng, Preah Vihear tổ chức lễ tiễn đưa các liệt sĩ Quân Tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia về nước, tôi gặp lại những người lính K52 và nghe họ nói thêm về công việc của mình.

 

Trong 1.230 hài cốt liệt sĩ được quy tập trong 12 năm qua, mới chỉ xác định được tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của 43 liệt sĩ. Cũng theo đại tá Vũ Văn Sơn thì hiện nay thông tin về mộ liệt sĩ ngày càng ít, các khu vực có mộ liệt sĩ nằm rải rác ở những vùng xa xôi hẻo lánh, rừng sâu, nhiều vùng rừng núi do thời tiết mưa, lũ nhiều đã thay đổi theo thời gian, nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tìm kiếm, quy tập, đây là khó khăn thách thức lớn đối với cán bộ chiến sĩ Đội K52 trong những lần đi tìm đồng đội. Riêng mùa khô năm 2012-2013, Đội K52 đã quy tập được 86 liệt sĩ và các anh đã trở về yên nghỉ vĩnh hằng trong lòng đất mẹ Việt Nam thân yêu.

“Khắc phục những khó khăn về điều kiện sinh hoạt, địa hình, những cơn sốt rét rừng… cán bộ, chiến sĩ Đội K52 luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ mà Quân khu giao phó, quyết tâm để đưa được các bác, các chú về với đất mẹ sau hàng chục năm trời nằm nơi đất lạnh, xứ người”-Đại tá Vũ Văn Sơn tâm sự. Thật vậy, nhìn làn da cháy đen của những người lính K52, tôi phần nào hiểu được những khó khăn, vất vả mà các anh đã trải qua. Từ những thông tin ít ỏi, chắp nối do người dân bản địa cung cấp, Đội Quy tập hài cốt các liệt sĩ đã cắt rừng, lội suối để đi tìm đồng đội. Và trên những nẻo đường rừng thăm thẳm của chiến trường xưa vẫn còn rất nhiều mối nguy hiểm thường trực như: bom, mìn, đạn còn sót lại… như những chiếc bẫy được giăng ra để thử thách lòng dũng cảm, kiên trì của các anh.

Thiếu tá Trần Đại Dương- Trợ lý Chính trị Đội K52, cho biết: “1.230 hài cốt liệt sĩ được đội K52 tìm kiếm, cất bốc, quy tập sau bao năm nằm lại trong rừng thẳm trên đất Campuchia cũng đồng nghĩa với bấy nhiêu khó khăn, gian khổ và hiểm nguy mà cán bộ, chiến sĩ toàn đội đã vượt qua. Đây không chỉ là nhiệm vụ cấp trên giao phó mà hơn hết còn là nhiệm vụ của trái tim”. Có nhiều bộ hài cốt các anh quy tập được chẳng có lấy một dòng tên, tuổi, địa chỉ, thậm chí có khi chỉ còn lại mảnh tăng, chiếc võng hay chiếc lược, mẩu thắt lưng… nhưng bấy nhiêu thôi cũng khiến các anh mừng đến rơi nước mắt. Bởi đó là hồn cốt, là xương máu của các liệt sĩ Quân Tình nguyện Việt Nam đã nằm sâu nơi đất lạ và chờ đợi được trở về với đất mẹ thân thương.

Công việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ lâu dài, nặng nề, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sự tri ân đối với những người cống hiến hy sinh lớn lao cho Tổ quốc. Với cán bộ, chiến sĩ Đội K52 dù nhiệm vụ ấy có khó khăn, gian khổ bao nhiêu, dù phải lội rừng sâu núi thẳm, vượt ngàn dặm sông Mê Kông gập ghềnh sóng nước, các anh cũng đều cố gắng vượt qua. Mỗi lần tìm kiếm, cất bốc và đưa hài cốt các chú, các bác về với đất Mẹ, các anh rất mãn nguyện và thấy lòng mình thanh thản hơn. Và các anh-những người lính K52 là minh chứng sống động về ý chí, bản lĩnh vượt khó của người lính Cụ Hồ, luôn hết lòng với đồng chí, đồng đội, hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổ quốc theo tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.

Phan Tiến Dũng

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.