"Đất nước trọn niềm vui" là chủ đề chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 50 giải phóng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 27-2, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức họp nghe báo cáo tình hình triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch-Trưởng ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh trong 3 năm (2023-2025) chủ trì cuộc họp. Dự họp còn có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành; cơ quan, đơn vị.

img-4303.jpg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Minh Châu

Tại cuộc họp, các đại biểu đã báo cáo tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao như tổ chức chương trình nghệ thuật; các hoạt động tri ân, về nguồn; hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tỉnh Gia Lai; triển lãm ảnh những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai sau 50 năm; triển lãm các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày đất nước thống nhất…

Về chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung báo cáo chi tiết nội dung kịch bản. Với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”, Sở xây dựng 2 chương trình nghệ thuật phục vụ tại 2 địa điểm là Hội trường 2-9 với thời lượng 30 phút (sáng ngày 17-3) và tại Quảng trường Đại Đoàn Kết với thời lượng 90 phút (19 giờ 30 phút ngày 17-3). Đây sẽ là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc, khắc họa những thành tựu nổi bật, tinh thần đổi mới, khát vọng vươn lên trong 50 năm giải phóng tỉnh Gia Lai.

img-4306.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung báo cáo tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao. Ảnh: Minh Châu

Ngoài ra, sẽ có chương trình bắn pháo hoa chào mừng kéo dài 15 phút ngay sau chương trình nghệ thuật vào tối 17-3 .

Ngoài ra, các đại biểu tham gia nhiều ý kiến, phương án tổ chức các hoạt động kỷ niệm và hoạt động hưởng ứng; tuyên truyền, quảng bá sự kiện; bổ sung thành phần đi thăm, tặng quà; thành phần khách mời dự lễ kỷ niệm, nhất là những nhân chứng sống; triển khai hoạt động tri ân vùng căn cứ…

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần bám sát nội dung kế hoạch, nhanh chóng hoàn thiện các nội dung chương trình, nhiệm vụ được giao, đảm bảo tổ chức các hoạt động kỷ niệm thực sự trang trọng, ý nghĩa, xứng tầm với sự kiện đặc biệt quan trọng của tỉnh trong năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

50 năm thống nhất - Ngày 30/3/1975: Triển khai giải phóng Tuy Hòa, xuyên rừng về Diên Khánh

50 năm thống nhất - Ngày 30/3/1975: Triển khai giải phóng Tuy Hòa, xuyên rừng về Diên Khánh

Ngày 30/3, thực hiện kế hoạch giải phóng thị xã Tuy Hòa (Phú Yên), Tiểu đoàn 9 và Trung đoàn 3 Sư đoàn 320 hành quân xuống Đèo Cả, trong khi lực lượng ở Khánh Hòa cũng xuyên rừng tiến về Diên Khánh, Sư đoàn 10 Binh đoàn Tây Nguyên tiến về Nha Trang.

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Bình Phước: Đất lửa nở hoa

Bình Phước: Đất lửa nở hoa

Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ giao thương hợp tác trong khu vực tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế mới, nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên.

Du lịch chiến trường xưa

Du lịch chiến trường xưa

(GLO)- Cuối tháng 2 vừa qua, một cựu binh Mỹ đưa gia đình quay lại thăm nơi ông từng đóng quân trong Chiến dịch Plei Me, thung lũng Ia Drăng và một số địa danh khác trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Diệt “lam chướng”

Diệt “lam chướng”

(GLO)- Vốn là những cư dân đồng bằng lấy việc canh tác lúa nước tạo nguồn sống chính, nên khi vì một hoàn cảnh nào đó, những người Kinh phải đến vùng cao mưu sinh đều cảm thấy vô cùng lạ lẫm.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.