Đất nền "thất sủng", căn hộ lên ngôi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo cáo quý 1/2023 của Bộ Xây dựng cho biết theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có hơn 106.400 giao dịch về nhà đất thành công. Trong đó giao dịch phân khúc đất nền giảm sâu, chung cư và nhà ở riêng lẻ tăng mạnh.
Trong quý I/2023, có hơn 106.400 giao dịch về nhà đất thành công, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 36% so với quý 4/2022. Ảnh minh họa: Phan Anh

Trong quý I/2023, có hơn 106.400 giao dịch về nhà đất thành công, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 36% so với quý 4/2022. Ảnh minh họa: Phan Anh

Dù chiếm đến 67.200 lượt giao dịch thành công nhưng giao dịch đất nền vẫn giảm mạnh gần 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ có lượng giao dịch tăng mạnh hơn 192% so với quý cùng kỳ năm trước (với lượng giao dịch thành công là hơn 39.000).

Ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho biết, trong quý I/2023, mức độ quan tâm tìm mua đất nền tại nhiều khu vực ở TP.HCM như Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, quận 12, TP. Thủ Đức… đều giảm mạnh so với thời điểm cuối năm 2022.

Trong đó giảm mạnh nhất có thể kể đến huyện Nhà Bè (-37%), quận 12 và huyện Bình Chánh (-34%), quận 9 (-29%), TP. Thủ Đức (-26%), huyện Hóc Môn (-25%); huyện Củ Chi (-15%)...

Không chỉ TP.HCM, hầu hết địa phương lân cận như Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận… cũng đều ghi nhận sự sụt giảm từ 4-12% nhu cầu tìm mua và sự quan tâm dành cho loại hình đất nền và đất nền dự án.

Ông Tuấn nhận định, giao dịch đất nền suy giảm chủ yếu do thị trường đã “đứt” hẳn luồng khách đầu tư, đầu cơ, trong khi nhu cầu ở thực của đất nền rất thấp do loại tài sản này không phục vụ nhu cầu ở ngay. Chưa kể, việc niềm tin suy giảm và chưa thể xác định cụ thể thời điểm thị trường bất động sản phục hồi cũng khiến nhiều người ngại xuống tiền mua đất nền lúc này.

Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch thứ cấp (mua đi, bán lại) nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý 1/2023 có xu hướng giảm so với quý trước. Ảnh minh họa: Phan Anh

Bộ Xây dựng cho biết, giá giao dịch thứ cấp (mua đi, bán lại) nhà ở riêng lẻ và đất nền trong quý 1/2023 có xu hướng giảm so với quý trước. Ảnh minh họa: Phan Anh

Cụ thể, giảm 3,5 – 7% nhiều ở các địa phương Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hoà. Giá giao dịch thứ cấp đất nền tại các dự án hiện hữu giảm khoảng 4,5 - 8%, giảm nhiều ở các địa phương Đồng Nai, Khánh Hoà, Đà Nẵng, TPHCM.

Báo cáo của Bộ Xây dựng chỉ ra, tại Hà Nội, biến động giá nhà ở riêng lẻ tại Khu đô thị Trung Văn (Nam Từ Liêm) giảm khoảng 7% (xuống mức khoảng 159 triệu đồng/m2), Khai Sơn City (Long Biên) giảm khoảng 8,1% (xuống khoảng 167 triệu đồng/m2), Lan Viên Villa (Gia Lâm) giảm khoảng 7,3% (xuống mức 80,4 triệu đồng/m2), Khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức) giảm khoảng 6,9% (xuống mức 90,1 triệu đồng/m2).

Biến động giá đất nền dự án: Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên) giảm khoảng 7,1% (xuống mức 106,6 triệu đồng/m2), The Phoenix Garden (Đan Phượng) giảm khoảng 7,3% (xuống mức 47,8 triệu đồng/m2), Khu nhà ở Minh Đức (Mê Linh) giảm khoảng 10,1% (xuống mức 25,1 triệu đồng/m2).

Còn tại TP.HCM, biến động giá nhà ở riêng lẻ trong dự án trong quý như: Jamona City (Quận 7) giảm khoảng 7,1% (xuống mức 134,9 triệu đồng/m2), Hưng Thái (Quận 7) giảm khoảng 8,6% (xuống mức 196,4 triệu đồng/m2), Dragon Village (Quận 9) giảm khoảng 7,5% (xuống mức 57,2 triệu đồng/m2),…

Biến động giá đất nền dự án trong quý như: Dự án Thạnh Mỹ Lợi (Quận 2) giảm khoảng 7,2% (xuống mức 124,6 triệu đồng/m2), KDC Kiến Á (Quận 9) giảm khoảng 7,2% (xuống mức 69 triệu đồng/m2), KDC Phú Nhuận - Phước Long B (Quận 9) giảm khoảng 7,8% (xuống mức 69,7 triệu đồng/m2)...

Bộ Xây dựng đánh giá, phân khúc bất động sản biệt thự, đất nền dự án ở nhiều địa phương hầu như có xu hướng giảm giá và ít có giao dịch do giá cao trước đó và niềm tin của khách hàng vẫn còn thấp, cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.