Dành dụm 100 triệu mỗi năm, 25 năm sau mới mua nổi nhà tại TP.HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với những căn hộ bình dân có giá 2-3 tỷ đồng tại TP.HCM thì người có thu nhập trung bình thấp, nếu để dành được 100 triệu đồng/năm cũng phải mất khoảng 25 năm mới có thể mua được nhà.

Mất hút căn hộ dưới 25 triệu/m2

Trong báo cáo mới nhất gửi Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết so với cùng kỳ năm ngoái, nguồn cung nhà ở trong 9 tháng đầu năm 2023 tại TP.HCM tăng 1,37 lần. Tổng giá trị huy động vốn gần 99.000 tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định, thị trường BĐS cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng tiếp tục bị lệch pha ”cung-cầu”, thiếu nguồn cung dự án dẫn đến thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở bình dân giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội (NƠXH).

Từ năm 2020 đến nay, nhà ở cao cấp luôn chiếm tỷ lệ áp đảo, lên đến 70-80% tổng sản phẩm nhà ở trên thị trường. Phần còn lại là nhà ở trung cấp và hầu như không còn nhà ở bình dân. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở giá vừa túi tiền và NƠXH, đây là phân khúc đáp ứng nhu cầu thực của đa số người dân.

HoREA nhận định, thị trường BĐS đã đi qua "vùng đáy". Ảnh: Hoàng Hà

HoREA nhận định, thị trường BĐS đã đi qua "vùng đáy". Ảnh: Hoàng Hà

Theo ông Châu, giá nhà tăng liên tục từ năm 2017 đến nay và vẫn “neo cao” vượt ngoài khả năng tài chính của người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị.

Những căn hộ bình dân có giá 2-3 tỷ đồng thì người có thu nhập trung bình thấp, nếu có tiền để dành được khoảng 100 triệu đồng/năm cũng phải mất khoảng 25 năm mới có thể mua được nhà.

Nếu không thay đổi chính sách NƠXH thì người nộp thuế thu nhập cá nhân “bậc 1” (hiện nay quy định dưới 60 triệu đồng/năm) cũng không được mua NƠXH. Nhưng họ cũng không đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại giá bình dân. Thực tế thị trường rất hiếm dự án nhà ở thương mại có giá bình dân.

“Kể từ năm 2017, thời điểm đỉnh cao của thị trường bất động sản, đến nay, thị trường bất động sản TP.HCM liên tục sụt giảm nguồn cung. Từ năm 2020 đến nay, tình trạng nguồn cung phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn cung đã dẫn đến giá nhà tăng liên tục”, ông Châu đánh giá.

Thị trường bất động sản đã đi qua ‘vùng đáy’

HoREA nhận định, thị trường bất động sản (BĐS) đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, có thể nói quý I/2023 được xem là “vùng đáy” của thị trường.

Về tổng thể, tuy đánh giá thị trường BĐS hiện nay vẫn còn khó khăn nhưng HoREA cho rằng mức độ khó khăn có xu hướng giảm dần theo thời gian, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rõ rất là thị trường BĐS TP.HCM.

Cụ thể, quý I/2023 tăng trưởng âm 16,2%. 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng âm 11,58%. Đến cuối quý III/2023, tăng trưởng âm 8,71%, so với giai đoạn 6 tháng đầu năm thì thị trường BĐS đã có chuyển biến tích cực.

Về nguồn cung nhà ở, theo Chủ tịch HoREA, trong 9 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có 13 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện bán với 15.020 căn nhà. Trong đó, 13.767 căn hộ chung cư và 1.253 căn nhà thấp tầng.

Phân khúc nhà ở cao cấp có 9.969 căn, chiếm 66,73% tổng nguồn cung. Còn lại là nhà ở phân khúc trung cấp. Thị trường tiếp tục “vắng bóng” nhà ở phân khúc bình dân có giá bán vừa túi tiền, đồng thời cũng không có thêm nhà ở xã hội.

Về thị trường BĐS cho thuê, ông Châu cho biết các loại hình như nhà cho thuê, văn phòng cho thuê hay mặt bằng cho thuê kinh doanh thương mại, dịch vụ vẫn còn rất khó khăn.

“Trong bức tranh tối màu của thị trường BĐS thì vẫn có điểm sáng là thị trường BĐS công nhiệp”, Chủ tịch HoREA chia sẻ.

Theo thống kê của HoREA, từ năm 2016 đến tháng 9/2023, tại TP.HCM có 359 dự án nhà ở hình thành tương lai đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 183.662 căn nhà.

Trong đó, 77.720 căn thuộc phân khúc nhà ở cao cấp (giá bán trên 40 triệu đồng/m2); 77.587 căn thuộc phân khúc nhà ở trung cấp (giá bán từ 25-40 triệu đồng/m2); 28.295 căn thuộc phân khúc nhà ở bình dân (giá bán dưới 25 triệu đồng/m2).

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.