Dân làng tôi tất tả chạy cơn lũ lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mưa lớn kéo dài liên tục hơn hai ngày, hai đêm cùng với hồ Kẻ Gỗ xả lũ, người dân làng quê tôi, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh chới với trong biển nước. Có người kêu van: "Lũ lớn quá, chưa có khi nào xảy ra…".

Người dân xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vật lộn với biển nước - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Người dân xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vật lộn với biển nước - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Đêm 18-10, nước lũ bắt đầu dâng, nhiều nhà dân ở các xã hạ du hồ Kẻ Gỗ, trong đó có xã Cẩm Vịnh nước lũ bắt đầu vào nhà. Nhiều người chủ quan cho rằng cơn lũ này dâng cao đến mấy thì cũng chỉ bằng đỉnh lũ 2010.
Thế nhưng sáng 19-10, mọi con đường dẫn về xã Cẩm Vinh chìm sâu trong biển nước. Nước vào nhà, nước dâng ngập giường chiếu, nước tràn qua cửa sổ... Người dân bắt đầu nhốn nháo chạy lũ, bỏ lại tài sản để cho nước cuốn trôi ra sông biển.
Chèo thuyền về thu dọn tài sản, chúng tôi thấy rất nhiều cuộc gọi điện thoại kêu cứu. Với chiếc thuyền gỗ ba lá chòng chành, chúng tôi đã đưa rất nhiều cụ già, trẻ em đến những nơi vùng cao an toàn.
Đến chiều tối gió thổi mạnh, nước lũ càng chảy xiết. Qua điện thoại, bạn tôi bị mắc kẹt ở TP Hà Tĩnh nói gấp gáp: "Tau lo lắm, ở nhà có hai ông bà già và hai đứa trẻ co cụm ngồi trên bè tránh lũ".
Chúng tôi vội chèo thuyền luồn lách mọi cây cối, băng qua những dòng nước chảy xiết để tiếp cận và sơ tán hai ông bà già cùng với hai đứa trẻ.
Sáng nay 20-10, mưa đã ngớt nhưng hồ Kẻ Gỗ vẫn xả lũ, quê tôi vẫn chìm trong một màu trắng xóa.
Hình ảnh bà con Cẩm Vịnh, xã Cẩm Xuyên tất tả chạy lũ:

Từ đêm 18-10, nước lũ từ thượng nguồn tràn về các xã hạ du thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Từ đêm 18-10, nước lũ từ thượng nguồn tràn về các xã hạ du thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Nước lũ dâng nhanh khiến nhiều người không kịp trở tay - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nước lũ dâng nhanh khiến nhiều người không kịp trở tay - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Nam giới được huy động để đưa cụ già, trẻ nhỏ đi tránh lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Nam giới được huy động để đưa cụ già, trẻ nhỏ đi tránh lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Để tránh thiệt hại cho đàn gia súc, bà con đưa heo đi tránh lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Để tránh thiệt hại cho đàn gia súc, bà con đưa heo đi tránh lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Mưa lũ bất ngờ, người dân xã Cẩm Vịnh được di dời bằng thuyền - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Mưa lũ bất ngờ, người dân xã Cẩm Vịnh được di dời bằng thuyền - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Cụ già, trẻ nhỏ được đưa lên tầng hai tránh lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Cụ già, trẻ nhỏ được đưa lên tầng hai tránh lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Một người đàn ông ở xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vớt vát tài sản chìm trong lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Một người đàn ông ở xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vớt vát tài sản chìm trong lũ - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Ba ngày qua người dân phải vật lộn với nước lũ tràn về - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Ba ngày qua người dân phải vật lộn với nước lũ tràn về - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Thuyền là phương tiện đi lại duy nhất trong thôn lúc này - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Thuyền là phương tiện đi lại duy nhất trong thôn lúc này - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Người dân cho biết đợt mưa lũ này đã vượt mức lịch sử năm 2010 - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Người dân cho biết đợt mưa lũ này đã vượt mức lịch sử năm 2010 - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Sáng 20-10, mưa đã ngớt nhưng giao thông tại trung tâm TP Hà Tĩnh vẫn đang bị tê liệt - Ảnh: DOÃN HÒA
Sáng 20-10, mưa đã ngớt nhưng giao thông tại trung tâm TP Hà Tĩnh vẫn đang bị tê liệt - Ảnh: DOÃN HÒA
VĂN ĐỊNH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.