Dân đổ xô đi hút…phễnh, kiếm bạc triệu mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thời điểm con phễnh nhiều, ngày nào gặp may mắn thì người đi đào, hút phễnh trên đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định) có thể kiếm tiền triệu chỉ vài giờ nên người dân tranh thủ đi đào, hút phễnh mưu sinh.
Dân đổ xô đi hút phễnh
Dân đổ xô đi hút phễnh
Cứ đến mùa nắng hạn, khi thủy triều xuống nước một số vị trí ở đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định) xuống trơ đáy, là thời điểm hàng trăm người dân đổ đến đào bắt phễnh (loài nhuyễn thể, có 2 mặt như nghêu, hến).
Để tăng năng suất, người dân đầu tư thêm máy nổ, đấu nối vòi hút trực tiếp ra khu vực nước sâu để hút phễnh. Tuy nhiên, việc này lại làm xáo trộn đáy đầm, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường về môi trường, sinh thái, nguồn lợi thủy sản…
Theo người dân địa phương, bắt đầu từ mùa khô hạn tháng 5 đến tháng 8 dương lịch là điểm chính vụ thu hoạch phễnh trên đầm Thị Nại. Mỗi ngày, khi thủy triều rút xuống từ tầm trưa đến xế chiều là những “thợ săn” phễnh ra đầm Thị Nại hành nghề.
 
Với việc đầu tư máy nổ công suất lớn, 1 ngày thợ hút phễnh có thể kiếm cả triệu đồng.
Ghi nhận tại vùng đầm Thị Nại thuộc xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), hàng trăm con người đang dầm mình giữa nước để đào, hút lấy sản vật. Khắp nơi, tiếng máy nổ inh ỏi của đội quân hút phễnh. Người hút phễnh, chủ yếu là lao động nghèo đến từ các xã Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa… (huyện Tuy Phước).
Theo tìm hiểu, trước kia nghề đào phễnh, sò, ngao, vẹm, dắt… ở đầm Thị Nại không rầm rộ như bây giờ. Người dân chỉ sử dụng các công cụ thủ công chỉ cần một dụng cụ như chiếc vá hoặc cuốc, xẻng, rổ… là đi bắt phễnh.
Bây giờ, đội quân hút phễnh lên đến cả ngàn người, trang bị máy móc công suất lớn. Các ghe trang bị máy nổ công suất 20CV, sử dụng vòi lớn chọc thẳng xuống đáy đầm Thị Nại để hút bùn cát, lọc lấy các loài nhuyễn thể to nhỏ, chẳng bỏ sót thứ gì.
 
Phễnh loại 1 có giá 10.000 đến 12.000 đồng/kg, loại này dùng để ăn.
Mỗi chiếc ghe (2 đến 4 người) có thể khai thác được 1 đến 1,2 tấn phễnh/ngày. Phễnh cũng được chia thành 2 loại; loại 1 (phễnh lớn dùng để người ăn) bán giá 10.000 - 12.000/kg, loại 2 (tạm nham gồm phễnh nhỏ, sò, ngao, vẹm, ốc, dắt…) bán với giá chỉ 2.000 đồng/kg, loại này dùng để nuôi tôm hùm, cá…
Như vậy, có những chiếc ghe hút phễnh, mỗi ngày chỉ mất 5-6 tiếng đồng hồ, có thể kiếm được tiền triệu.
Ông Nguyễn Văn Hòa (49 tuổi, ở xã Phước Sơn), người hiếm hoi còn sót lại ở đầm Thị Nại còn bám với nghề đào bắt vẹm truyền thống cho biết, mỗi ngày gia đình ông thu về khoảng 3 đến 4 tạ phễnh loại 2. Song, ông Hòa cũng thừa nhận rằng do kinh tế khó khăn không có tiền sắp ghe lớn, trang bị máy móc nên phải đeo bám nghề cũ mưu sinh.
 
Người dân dầm mình hút phễnh trên đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định).
“Nếu có tiền thì tôi cũng sắm ghe lớn, máy nổ công suất cao để hút phễnh như các ghe kia thôi. Chúng tôi vẫn biết, cứ khai thác rầm rộ kiểu này thì phễnh đâu sinh sản cho kịp để hút bắt, các loại nhuyễn thể cũng cạn kiệt. Nhưng cũng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vụ mùa thì chẳng được lâu nên tranh thủ kiếm tiền nuôi con cái ăn học. Thực ra, chúng tôi cũng rất áy náy lắm!”, ông Hòa trần tình.
Ông Phan Văn Khiêm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, thừa nhận: “Hiện nay, việc thổi, hút phễnh và các loại nhuyễn thể ở đầm Thị Nại bằng máy nổ biến tướng ngày càng phức tạp. Việc khai thác quá mức sẽ phá vỡ kết cấu nền đáy, làm ảnh hưởng đến môi trường trú ngụ và sinh sản của các loài thủy sinh, gây ô nhiễm môi trường nước, suy giảm nguồn hải sản…”.
Theo ông Khiêm, các địa phương đều phản ánh, ngành chức năng cần sớm vào cuộc để có định hướng phát triển bền vững và cần phải đưa nghề hút phễnh bằng máy nổ vào danh mục cấm.
 
Việc dùng máy hút phễnh quá mức làm thay đổi kết cấu nền đáy đầm, ảnh hưởng đến môi trường, suy giảm nguồn hải sản...
Trong khi đó, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết: “Nghề hút phễnh bằng máy nổ là một loại hình mới biến tướng, chưa nằm trong danh mục cấm của Bộ NN&PTNT. Sau khi có kiến nghị của địa phương, chúng tôi đã xây dựng dự thảo về quyết định, quy định “Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
PetroTimes (Theo Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.