Đắk Nông làm gì để gỡ khó cho giải phóng mặt bằng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) ở Đắk Nông còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc và cần nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Phải linh hoạt trong cách làm

Muốn làm tốt công tác GPMB, mỗi ngành, địa phương phải vào cuộc thật sự quyết liệt. Mỗi huyện, thành phố thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách vận động người dân trong vùng dự án.

Sở KH-ĐT phân định rất rõ các dự án đã, đang triển khai. Trong đó, cụ thể bao nhiêu dự án vướng cơ chế, chính sách, bao nhiêu vướng GPMB…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho rằng, muốn làm tốt công tác GPMB, các ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, phải linh hoạt trong cách làm

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho rằng, muốn làm tốt công tác GPMB, các ngành, địa phương phải vào cuộc quyết liệt, phải linh hoạt trong cách làm

Lãnh đạo địa phương sâu sát xuống vận động người dân, tìm hiểu nguyện vọng của bà con là gì để có cách tuyên truyền, vận động phù hợp. Thậm chí, có những nơi khó quá, lãnh đạo tỉnh sẵn sàng đồng hành với địa phương đối thoại với bà con.

UBND tỉnh tuần nào cũng dành buổi chiều thứ 6 để tiếp nhận, họp bàn giải quyết khó khăn trong GPMB. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc gì thì phải báo cáo ngay UBND tỉnh kịp thời. Tránh trường hợp bị động, khi UBND tỉnh yêu cầu mới báo cáo phát sinh.

Các địa phương phải linh hoạt trong cách làm. GPMB tốt, tiến độ dự án sẽ được đẩy mạnh. Đầu tư công hiệu quả sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đời sống người dân sẽ được nâng cao.

Tìm cách tháo gỡ ràng buộc của cơ chế

Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 62, Luật Đất đai năm 2013. Trình tự, thủ tục thu hồi đất được quy định tại Điều 69, Luật Đất đai năm 2013.

Khu vực thi công bờ Tây hồ Gia Nghĩa đang vướng mặt bằng của 2 hộ dân

Khu vực thi công bờ Tây hồ Gia Nghĩa đang vướng mặt bằng của 2 hộ dân

Tuy nhiên, việc vướng mắc liên quan đến GPMB vẫn diễn ra ở nhiều dự án tại Đắk Nông. Vấn đề nổi cộm đầu tiên phải nhắc tới chính là giá đất. Phần lớn các dự án GPMB, người dân đều cho rằng giá thấp hơn thị trường.

Vấn đề thứ hai liên quan tới quy trình, thủ tục thực hiện thu hồi đất. Tại một số dự án, quy trình thực hiện thu hồi đất chưa chặt chẽ. Nhà nước chưa có sẵn các điều kiện về tái định cư cho người dân theo quy định. Đến khi người dân khiếu nại thì chính quyền thua về lý, nên không thể cưỡng chế, thu hồi đất được.

Giám đốc Sở TN-MT Đắk Nông Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, ngành Tài nguyên đang chủ động tham mưu, tìm cách tháo gỡ ràng buộc của cơ chế trong công tác giải phóng mặt bằng

Giám đốc Sở TN-MT Đắk Nông Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, ngành Tài nguyên đang chủ động tham mưu, tìm cách tháo gỡ ràng buộc của cơ chế trong công tác giải phóng mặt bằng

Một số dự án ở Đắk Nông do nhiều chủ đầu tư thực hiện. Do đó, khi nhận bàn giao hồ sơ, UBND cấp huyện lo ngại không chặt chẽ, nên phải rà soát lại toàn bộ, khiến thời gian tiến hành thủ tục kéo dài.

Chính sách về đất đai có sự thay đổi. Các địa phương không tránh khỏi tâm lý sợ sai, không dám làm… Đây là nổi cộm lớn nhất mang tính chủ quan.

Dự án Khu liên hợp Bảo tàng, Thư viện và Công viên tỉnh Đắk Nông đang vướng mặt bằng do người dân kiến nghị liên quan đến giá đất và chính sách bồi thường

Dự án Khu liên hợp Bảo tàng, Thư viện và Công viên tỉnh Đắk Nông đang vướng mặt bằng do người dân kiến nghị liên quan đến giá đất và chính sách bồi thường

Tại Đắk Nông, nhiều dự án đã được quy hoạch từ lâu nhưng triển khai chậm trễ, ảnh hưởng tới đời sống người dân trong vùng quy hoạch.

Do đó, khi Nhà nước thực hiện quy trình thu hồi đất, nhiều trường hợp không phối hợp để thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác giải phóng mặt bằng bị chậm.

Hiện UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể. Các địa phương có thể chủ động thuê đơn vị tư vấn phù hợp để nắm bắt, giải quyết các kiến nghị liên quan về giá đất.

Sở TN-MT sẽ cùng các địa phương rà soát để nắm bắt tình hình nhân lực làm công tác GPMB tại địa phương. Trên cơ sở đó, có giải pháp điều chuyển, tăng cường nhân lực đúng chuyên môn, nghiệp vụ để làm công tác GPMB.

Hàng tuần, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương cần tiến hành họp để nắm bắt, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp gỡ vướng GPMB, nhất là những ràng buộc về cơ chế, chính sách.

Giải quyết vướng mắc đến kết quả cuối cùng

Trong tổng số 21 công trình triển khai năm 2024 do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông (Ban QLDA) phụ trách, có đến 9 công trình, dự án gặp khó trong GPMB.

Trong đó, tập trung vào những dự án trọng điểm của tỉnh như: Hồ Gia Nghĩa, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Khu liên hợp Bảo tàng, Công viên, Thư viện tỉnh Đắk Nông…

Ban QLDA tỉnh mong muốn UBND TP. Gia Nghĩa và các đơn vị có liên quan phối hợp triển khai GPMB để đơn vị đẩy nhanh tiến độ.

Nhiều dự án, công trình đã phân bổ vốn, nhưng chưa được giao mặt bằng sạch để triển khai. Thậm chí, nhiều hạng mục dự án ngừng thi công do vướng mặt bằng. Một số dự án phải linh hoạt trong điều chuyển vốn để tăng khả năng hấp thụ.

Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông Nguyễn Văn Nghĩa kiến nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần giải quyết vướng mắc đến kết quả cuối cùng

Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông Nguyễn Văn Nghĩa kiến nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần giải quyết vướng mắc đến kết quả cuối cùng

Nguồn vốn được giao mà chưa giải ngân được, chúng tôi thực sự rất áp lực. Tuy nhiên, nhiều thời điểm, công tác GPMB các địa phương quá chậm.

Về phía chủ đầu tư, chúng tôi đã làm việc rất nhiều lần với các địa phương để bàn giải pháp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng.

Về phía ban quản lý dự án huyện, thành phố cần nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn để đẩy nhanh tiến độ công việc. Các khó khăn, vướng mắc trong GPMB cần được các bên phối hợp giải quyết để đi đến kết quả cuối cùng.

Bởi vì, nếu khó khăn kéo dài sẽ làm ách tắc dự án, lớn hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Lấy tuyên truyền, vận động làm đầu

UBND huyện Đắk R’lấp đang là địa bàn có diện tích đất phải thu hồi cho các dự án lớn nhất tỉnh hiện nay, nhất là thu hồi đất phục vụ khai thác bô xít.

Quá trình giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện đang có nhiều vướng mắc về quy hoạch bô xít, giá cả đền bù, thủ tục pháp lý về đất đai, nhất là khâu bố trí tái định cư.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp Trần Công Dũng nhấn mạnh tuyên truyền, vận động là giải pháp hàng đầu trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án

Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp Trần Công Dũng nhấn mạnh tuyên truyền, vận động là giải pháp hàng đầu trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án

Để tháo gỡ các khó khăn này, huyện tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động và thực hiện các biện pháp thu hồi đất trên địa bàn.

Trong đó, đối với các hộ không đủ điều kiện bố trí tái định cư, nhưng đã nhận tiền bồi thường, huyện tổ chức tuyên truyền, vận động bàn giao mặt bằng. Trường hợp không chấp hành, huyện sẽ triển khai cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ thi công theo quy định.

Với các hộ đủ điều kiện bố trí tái định cư và đã nhận tiền bồi thường, địa phương kiên quyết yêu cầu bàn giao mặt bằng.

Riêng những trường hợp chưa nhận tiền, huyện sẽ lồng ghép giữa tuyên truyền, vận động và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, kiểm tra, rà soát lại phương án, bảo đảm tính đúng, tính đủ theo quy định.

Triển khai dự án một cách đồng bộ

Nghĩa Đức là một trong những địa bàn triển khai nhiều dự án xây dựng lớn. Trong đó, Dự án hồ Gia Nghĩa, Dự án Quảng trường trung tâm, Dự án Khu liên hợp Bảo tàng, Thư viện và Công viên… đều đang vướng mắc liên quan tới GPMB.

Phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa đang triển khai nhiều dự án lớn nhưng đang vướng mặt bằng

Phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa đang triển khai nhiều dự án lớn nhưng đang vướng mặt bằng

Các dự án hiện còn vướng GPMB chủ yếu là do người dân còn kiến nghị về giá thu hồi và chế độ chính sách, chế độ tái định cư… Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc dự án chậm trễ triển khai.

Nhiều dự án địa phương đã nhiều lần vận động, người dân đã đồng thuận và cơ quan chuyên môn đã kiểm kê, kiểm đếm tài sản, vật kiến trúc, nhưng sau đó lại không triển khai GPMB, chậm thu hồi đất của người dân.

Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa Lê Đình Thắng: Để tháo gỡ các khó khăn về GPMB, các cấp, các ngành cần triển khai dự án một cách đồng bộ

Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa Lê Đình Thắng: Để tháo gỡ các khó khăn về GPMB, các cấp, các ngành cần triển khai dự án một cách đồng bộ

Dự án kéo dài khiến người dân bức xúc. Điều này gây ra nhiều khó khăn khi địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động để thu hồ đất. Do đó, để tháo gỡ các khó khăn về GPMB, các cấp, các ngành cần triển khai dự án một cách đồng bộ.

Tránh làm phát sinh mâu thuẫn giữa dân với chính quyền

Gia đình tôi là 1 trong số những hộ dân nằm trong vùng Dự án Khu đô thị mới tổ 4, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa.

Toàn bộ 1,7ha đất nông nghiệp của gia đình thuộc diện phải thu hồi đất để thực hiện dự án. Trên khu đất này, ông tôi đã làm nhà và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái…

Rẫy cà phê của gia đình ông Nguyễn Huy Hảo khô héo, phải chặt bỏ sau khi cơ quan chức năng kiểm đếm và tuyên truyền ngừng chăm sóc để phục vụ thu hồi đất

Rẫy cà phê của gia đình ông Nguyễn Huy Hảo khô héo, phải chặt bỏ sau khi cơ quan chức năng kiểm đếm và tuyên truyền ngừng chăm sóc để phục vụ thu hồi đất

Năm 2022, UBND TP. Gia Nghĩa phê duyệt kế hoạch thu hồi đất và tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đối với dự án này. Sau khi tiến hành kiểm kê tài sản trên đất, chính quyền vận động người dân vùng dự án ngừng chăm sóc cây trồng, không đầu tư thêm.

Rất nhiều hộ dân đã đồng tình ủng hộ, chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Nhưng tới nay, người dân vẫn chưa được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.

Ông Nguyễn Huy Hảo, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa mong muốn trong quá trình thu hồi đất thực hiện các dự án, cần công khai, minh bạch hơn, tránh làm phát sinh mâu thuẫn giữa dân với chính quyền

Ông Nguyễn Huy Hảo, phường Nghĩa Đức, TP. Gia Nghĩa mong muốn trong quá trình thu hồi đất thực hiện các dự án, cần công khai, minh bạch hơn, tránh làm phát sinh mâu thuẫn giữa dân với chính quyền

Những người dân trong vùng dự án phải chịu nhiều thiệt thòi khi Nhà nước quy hoạch. Do đó, Nhà nước cần đánh giá lại cụ thể để có giá thu hồi đất phù hợp, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống.

Nhà nước thu hồi đất một cách công khai, minh bạch, nhanh gọn, thỏa đáng thì người dân sẵn sàng ủng hộ bàn giao mặt bằng. Tránh tình trạng dây dưa kéo dài khổ cả đôi bên, rồi làm phát sinh thêm nhiều khúc mắc, mâu thuẫn giữa dân với chính quyền.

Đồ họa: Nguyễn Hiền

Đồ họa: Nguyễn Hiền

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.