Đắk Nông gia tăng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và kéo dài đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Do đó, đã có một số doanh nghiệp phải phá sản, tạm ngừng hoạt động, gia tăng nợ đọng bảo hiểm xã hội.

Người lao động làm việc cho các nhà máy doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
Người lao động làm việc cho các nhà máy doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
Thống kê, tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 372 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc với số tiền hơn 45 tỉ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, việc xử lý các đơn vị giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Nam Nung nợ 79 tháng, số tiền gần 23 tỉ đồng; Chi nhánh Tây Nguyên Công ty TNHH Một thành viên 508 nợ 136 tháng, số tiền gần 3,6 tỉ đồng; Công ty cổ phần Đông Bắc nợ gần 1,3 tỉ đồng; Công ty cổ phần chế biến gỗ xuất khẩu Hưng Thịnh nợ 29 tháng, số tiền gần 1 tỉ đồng… 
Chia sẻ về vấn đề này, Trần Ngọc Quân, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết, việc tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động. Do đó, việc công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động trong quá trình người lao động làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Đơn cử như việc người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay đủ điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp nhưng do bên công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động nên cơ quan bảo hiểm sẽ không thực hiện cho người lao động được hưởng hai chế độ trên. 
Theo ông Quân, hiện nay, đơn vị đang đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.