Đắk Lắk tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak-130 Bình Định bị rơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk đã cử lực lượng đến 2 địa bàn để tìm kiếm máy bay huấn luyện Yak-130 bị rơi.

Chiều 7-11, nguồn tin từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã nhận được thông báo từ Trung đoàn Không quân 940 về việc máy bay huấn luyện Yak-130 rơi ở địa phận tỉnh Đắk Lắk.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn trào quà cho phi công Nguyễn Hồng Quân. Ảnh Đức Anh
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn trào quà cho phi công Nguyễn Hồng Quân. Ảnh Đức Anh

Hiện nay, có 2 luồng thông tin, một luồng nghi máy bay rơi ở xã Ea Bung (huyện Ea Súp), một nguồn khác cho rằng máy bay rơi ở huyện Buôn Đôn.

Do đó, lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng nhiều đơn vị tại Ea Súp và Buôn Đôn để tìm vị trí máy bay rơi.

"Hiện chúng tôi phối hợp cùng Ban Chỉ huy quân sự 2 huyện Ea Súp, Buôn Đôn và cả người dân để tìm kiếm máy bay rơi" - nguồn tin cho hay.

Trước đó, ngày 6-11, Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức ban bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, với máy bay Yak-130 (số hiệu 210 D), bay bài 208, bay đường dài - không vực - xuyên mây trong điều kiện khí tượng phức tạp, do Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng, bay buồng trước và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay, bay buồng sau. Đây là chuyến bay đợt 3, là chuyến thứ 2 của phi công buồng trước trong ban bay trong ngày.

Máy bay cất cánh lúc 9 giờ 55 phút, đến 10 giờ 38 phút, khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp nhưng vẫn không được.

Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công đã nhảy dù lúc 10 giờ 51 phút tại khu vực Trường bắn TB2, Tây Sơn, Bình Định.

Theo Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.