Đắk Lắk khảo sát chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ở dự án cao tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại dự án cao tốc trọng điểm đi Khánh Hòa, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang khảo sát lập phương án giải phóng mặt bằng, bồi thường cho người dân và đặc biệt là chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Đoàn công tác Ban chỉ đạo một số công trình, dự án trọng điểm tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 (Ban Chỉ đạo 321) khảo sát, kiểm tra thực tế tại các địa phương có dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Ảnh: Daklak.Gov

Đoàn công tác Ban chỉ đạo một số công trình, dự án trọng điểm tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 (Ban Chỉ đạo 321) khảo sát, kiểm tra thực tế tại các địa phương có dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Ảnh: Daklak.Gov

Ngày 18.3, ông Lê Đình Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) - cho biết: "Ngay sau khi Bộ Giao thông Vận tải có quyết định phê duyệt dự án đầu tư thành phần 2 (thuộc dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1) với tổng chiều dài gần 37km, tổng mức đầu tư dự án là hơn 10.436 tỉ đồng, UBND huyện đã ngay lập tức phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các công việc quan trọng, đảm bảo tiến độ dự án".

Theo ông Chiến, UBND huyện đang cùng với với các sở ngành liên quan rà soát lại hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp để trình UBND tỉnh xin trung ương cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng để triển khai cao tốc.

Ngoài ra, huyện cũng đang xác định lại việc cắm mốc địa giới, làm công tác thu hồi đất, tổ chức kiểm đếm để bồi thường cho bà con vùng dự án. Thực tế, trong công tác triển khai những nhiệm vụ nêu trên bộc lộ nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng... và huyện đang đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ, đảm bảo tiến độ dự án đã đề ra.

Đoàn công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk khảo sát dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Ảnh: Cao Nguyên

Đoàn công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk khảo sát dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Ảnh: Cao Nguyên

Được biết, để thực hiện dự án, tổng diện tích đất chiếm dụng sơ bộ khoảng 938ha. Trong đó, đất rừng sản xuất gần 332ha, đất rừng phòng hộ khoảng 21,3ha.

Khi triển khai dự án này, diện tích rừng cần chuyển đổi mục đích sử dụng khoảng 353ha. Riêng tỉnh Đắk Lắk đã chiếm khoảng 282ha. Vùng rừng này thẩm quyền quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của dự án thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Như Lao Động đã thông tin, Dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa (giai đoạn 1) được đầu tư với tổng chiều dài gần 37km, tổng mức đầu tư dự án là hơn 10.436 tỉ đồng.

Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư (đã bao gồm dự phòng) hơn 246 tỉ đồng. Chi phí xây dựng là hơn 8.600 tỉ đồng. Chi phí thiết bị hơn 131 tỉ đồng. Chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác khoảng 500 tỉ đồng và chi phí dự phòng gần 954 tỉ đồng.

Dự án thành phần này đi qua thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa và các huyện M'Đrắk, Krông Bông, Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Điểm đầu tại tại Km32+000 kết nối với điểm cuối dự án thành phần 1, thuộc địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Điểm cuối tại Km68+854,48 (trùng với Km69+500, điểm dự kiến kết thúc Dự án thành phần 2) kết nối với điểm đầu Dự án thành phần 3 thuộc địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc được đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 24,75m.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.