Đắk Lắk giữ được tăng trưởng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển sâu rộng để đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương.  

Một góc đô thị Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung
Một góc đô thị Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) nhìn từ trên cao. Ảnh: Bảo Trung
Trao đổi với Lao Động ngày 13.10, ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND Đắk Lắk - cho biết: “Trong gần hai năm qua, dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực vượt bậc, đoàn kết, đồng hành vượt qua khó khăn, hoàn thành kế hoạch thu ngân sách, ổn định kinh tế; qua đó, đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân...
Trong đó, có rất nhiều điển hình doanh nghiệp, gương sáng doanh nhân đã vượt khó, sáng tạo làm nên sự đột phá trong sản xuất kinh doanh nhằm thích ứng với tình hình thực tế".
Được biết, trong 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh ước đạt 5.526,9 tỉ đồng bằng 102,92% dự toán trung ương giao, tăng 3,02% so với cùng kỳ.
Có được thành quả đó là nhờ một phần đóng góp của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Họ đã nỗ lực, sáng tạo chấp nhận rủi ro "bám trụ" với cuộc chơi để duy trì hoạt động sản xuất để đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (thứ 3 từ trái sang) đến thăm nhà máy xay xát gạo của HTX Nông nghiệp Nhật Minh, huyện Krông Ana. Ảnh: B.T
Ông Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk (thứ 3 từ trái sang) đến thăm nhà máy xay xát gạo của HTX Nông nghiệp Nhật Minh, huyện Krông Ana. Ảnh: B.T
Người đứng đầu UBND tỉnh Đắk Lắk bày tỏ: Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân vượt qua khó khăn, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; triển khai các giải pháp thiết thực, hiệu quả và cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh và những hoạt động hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.
Không dừng lại ở đó, cơ quan hành chính các cấp của tỉnh phải thực hiện các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; rà soát, kịp thời kiến nghị để cấp có thẩm quyền giải quyết những bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn bám sát tình hình, chủ động chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Các đơn vị liên quan có trách nhiệm huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đời sống cho người lao động.
"Ngoài ra, vấn đề căn cơ lúc này là địa phương phải quán triệt, thực hiện chủ trương của Chính phủ, phải mở rộng chuỗi cung ứng sản phẩm, không tự đặt ra các điều kiện, thủ tục, giấy phép cản trở lưu thông hàng hoá, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân. Tỉnh tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh”, ông Nghị nhấn mạnh.
BẢO TRUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.