Đắk Lắk: Cán bộ hậu cần thuộc Bộ chỉ huy quân sự lừa chạy việc, lãnh án tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguyên cán bộ Phòng Hậu cần thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk đã làm giấy tờ giả để lừa chạy việc cho nhiều người rồi chiếm đoạt nhiều tỉ đồng.

 Các bị cáo tại phiên tòa -Ảnh: Nguyên Bình
Các bị cáo tại phiên tòa -Ảnh: Nguyên Bình



Ngày 3.3, liên quan đến vụ án lừa chạy việc, TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt bị cáo Bùi Trường Lâm (36 tuổi, nguyên cán bộ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk) 15 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 4 năm tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; tổng hình phạt là 19 năm tù.

Cũng trong phiên tòa này, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quốc Toàn (37 tuổi, trú thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) 2 năm 6 tháng tù và Đỗ Thành Chiến (32 tuổi, trú huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) 2 năm tù (cho hưởng án treo) cùng về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.


Theo cáo trạng, năm 2012, Lâm làm thủ kho xăng dầu tại Phòng hậu cần thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk.

Từ năm 2014, khi biết nhiều người có nhu cầu xin việc tại các cơ quan nhà nước, Lâm "nổ" mình có mối quan hệ rộng, có khả năng xin việc. Nhiều người tin tưởng, đưa tiền cho Lâm để chạy việc.

Sau khi nhận tiền và hồ sơ xin việc, Lâm soạn giấy mời, quyết định nhận quân tư trang, quyết định điều động rồi đem ra 2 cửa hàng photocopy ở Buôn Ma Thuột do Trần Quốc Toàn và Đỗ Thành Chiến làm chủ, nhờ scan màu, cắt ghép con dấu, chữ ký của lãnh đạo, chỉ huy của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk.

Sau đó, Lâm đưa những giấy tờ giả này cho các bị hại và tiêu hủy tất cả hồ sơ xin việc. Với thủ đoạn trên, từ năm 2014 - 2016, Lâm đã lừa chạy việc, chiếm đoạt hơn 2,8 tỉ đồng của 17 người.

Theo Trung Chuyên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null