Đại sới bạc giữa rừng: Con phó công an huyện điều hành sới bạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
PV Thanh Niên khá bất ngờ khi phát hiện người tổ chức, điều hành “đại sới bạc giữa rừng” chính là Ngô Xuân Quyền, con trai một Phó trưởng công an H.Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong khi Quyền vừa mới chấp hành xong án phạt tù cũng về tội tổ chức đánh bạc vào ngày 15.10.
 
Hằng ngày, Quyền ngồi tại sòng bài để điều hành, thu tiền xâu
Như đã nêu trong bài viết trước, sới bạc hoạt động trong các khu rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu) khá lớn; mỗi ngày thu hút hàng trăm con bạc đến sát phạt và do Ngô Xuân Quyền, con trai của đại tá Ngô Xuân Huyền, Phó trưởng công an H.Xuyên Mộc điều hành.
Hút khách vì cha của chủ sới làm công an?
Từng tù tội vì tổ chức đánh bạc

Chiều 4.7.2017, tại quán cà phê Nina (TT.Phước Bửu, H.Xuyên Mộc), PC02 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát hiện bắt quả tang 25 người đánh bạc, thu giữ tại chiếu bạc 91 triệu đồng cùng nhiều tang vật. Cơ quan CSĐT xác định việc đánh bạc do Ngô Xuân Quyền cùng đồng bọn tổ chức; Quyền là người trực tiếp thu tiền xâu. Sau đó,  TAND H.Xuyên Mộc tuyên Ngô Xuân Quyền 8 tháng tù giam về tội “tổ chức đánh bạc”. Ngày 26.7.2018, Quyền kháng cáo và xin hưởng án treo với lý do: bản thân chưa có tiền án tiền sự, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện nộp lại số tiền thu lợi bất chính; có cha (ông Ngô Xuân Huyền) là thương binh được tặng thưởng nhiều huy chương... Tuy nhiên, tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm.   

Từ những miêu tả của người dân, khi thâm nhập sới bạc, PV Thanh Niên không khó để nhận ra Quyền, vì người này lúc nào cũng ngồi giữa chiếu bạc. Đây cũng là vị trí mà chỉ những con bạc lớn hoặc nhà cái, nhà thầu mới được ngồi để tiện quan sát chiếu bạc và thu tiền xâu. Bắt đầu khai sới hoặc giữa buổi, Quyền còn nắm quyền cắt quân vị để xóc đĩa. “Sới bạc này được đánh giá uy tín vì không có gian lận. 4 quân vị thì bên đội khách được cắt hai con, Quyền cắt hai con. Bài để cắt quân vị đều được kiểm tra kỹ lưỡng”, một tay đánh bạc có tiếng ở H.Xuyên Mộc tiết lộ.
 
Đội ngũ cảnh giới tại sới bạc dùng bộ đàm để liên lạc với nhau
Quyền có vẻ ngoài bảnh trai, cao lớn và nhìn rất “thư sinh”. Thế nhưng, mỗi khi chỉ đạo, điều hành công việc lại rất cương quyết, dứt khoát và thường chửi thề. Ngồi trên ghế, đầu đội nón kết, kế bên và phía sau Quyền luôn túc trực 4 đến 6 đàn em, trong đó 2 người làm nhiệm vụ “sam cô” (một cách đánh nhỏ lẻ ăn tỷ lệ trong sòng - PV) và 2 người đứng sau lưng túc trực chờ Quyền sai bảo. Ngoài ra, còn có 4 người khác túc trực hai bên đầu chiếu bạc để gom tiền thắng và chung tiền thua. Sau đó, tiền xâu được chuyển về cho Quyền cất vào giỏ.
Một con bạc cho biết, dựa vào mối quan hệ rộng rãi với các tay cờ bạc ở nhiều tỉnh thành như: Bình Thuận, Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai)... Quyền nhanh chóng lôi kéo được nhiều con bạc “máu mặt” đến sát phạt khi vừa mãn hạn tù, với những canh bạc từ 300 - 700 triệu đồng, có lúc hơn 1 tỉ đồng. Những ngày cuối tuần, có đến hàng trăm con bạc đổ về. Đặc biệt, khi có sự góp mặt của các con bạc “sộp” như B., H. (ở Biên Hòa), Th. “Hồ Tràm”..., chiếu bạc sôi động hẳn lên vì số tiền mỗi canh bạc lên đến hàng tỉ đồng. Tiếp xúc với PV, nhiều con bạc cho biết dù sới bạc của Quyền mở ở nơi xa xôi nhưng vẫn tìm tới vì “cha Quyền làm phó trưởng công an huyện thì sẽ an toàn”.
Ngoài ra, sới bạc của Quyền thường chọn địa điểm tập kết nằm sâu trong rừng hoặc địa hình nút cổ chai để dễ quan sát, phát hiện nếu có người lạ tiếp cận. Do có đàn em đông đảo nên Quyền bố trí dày đặc các lớp cảnh giới, theo dõi “ngầm” hoạt động của khách ra vào.
Giang hồ số má giữ “trật tự” sới bạc
Nhiều người bị bắt khai nhận sới bạc do Ngô Xuân Quyền tổ chức 
Ngay sau khi Báo Thanh Niên thâm nhập sòng bạc do Ngô Xuân Quyền tổ chức, chúng tôi đã gửi hàng loạt ảnh, video cho Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an Bà Rịa-Vũng Tàu để xử lý. Ngay trong đêm 29 và rạng sáng 30.11, các trinh sát PC02 Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức đến nhà những người liên quan để làm việc. Tuy nhiên, hàng loạt người có vai trò tổ chức và con bạc đã bỏ trốn. Rạng sáng 30.11 đến chiều cùng ngày, lực lượng công an đã bắt giữ 9 nghi can, gồm: Nguyễn Bảo Sơn (25 tuổi), Trần Mạnh Trung (30 tuổi), Nguyễn Văn Quý (43 tuổi), Nguyễn Tấn Đạt (23 tuổi), Võ Văn Sang (28 tuổi), Nguyễn Hùng Tâm (tên thường gọi là Mun, 30 tuổi), Lương Bảo Bảo (32 tuổi), Trần Minh Sang, Trần Bình Minh (36 tuổi, cùng ngụ H.Xuyên Mộc). Rạng sáng 30.11, một Phó phòng PC02 Công an Bà Rịa-Vũng Tàu cùng hơn 10 trinh sát có mặt tại nhà của Ngô Xuân Quyền để triệu tập nghi can này làm việc nhưng Quyền đã bỏ trốn. Qua cuộc điện thoại với vị phó phòng này, Quyền hứa ngày 1.12 sẽ đến trụ sở PC02 để trình diện nhưng đến nay vẫn không tới. Bước đầu, qua đấu tranh, các nghi can: Sơn, Trung, Quý, Đạt và Sang đã khai nhận chính Quyền là nghi can tổ chức sòng bạc; còn những nghi can này đóng vai trò cảnh giới, đưa đón khách. 4 nghi can còn lại khai nhận đến sòng bạc để đánh bạc.

Ngày 2.12, sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Đại sới bạc giữa rừng, bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND H.Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã có văn bản đề nghị công an huyện này căn cứ nội dung thông tin trong bài báo để chỉ đạo lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ tiến hành điều tra và báo cáo kết quả về UBND huyện trước ngày 4.12.

Để mở rộng địa bàn cũng như thuận lợi cho việc “làm ăn”, khi vừa ra tù, Quyền đã tập hợp dưới trướng đông đảo đàn em, những tay giang hồ “số má” tại địa phương như: Cu Sển, Hào... Trong đó, Cu Sển tuy mới ngoài 20 tuổi nhưng nổi tiếng “máu lạnh” khiến nhiều con bạc khiếp sợ. Hằng ngày, Quyền trực tiếp đến sới bạc điều hành, thu tiền xâu. Quyền tuyển lựa những tay xóc đĩa có kinh nghiệm, máu mặt tại địa phương để con bạc yên tâm “chọn mặt gửi vàng”. Phần chi trả tiền cho các con bạc, luôn có những tay cờ bạc nhiều tiền đứng ra thầu, trong đó phải kể đến Th. “Hồ Tràm”, người thường xuyên đứng ra thầu ván bài tiền tỉ với những con bạc ở tỉnh khác tới sới bạc. Với cách thức hoạt động này, tay xóc đĩa chỉ có nhiệm vụ xóc đĩa và được Quyền “trả lương” 1 - 1,2 triệu đồng/ngày; ngày thu xâu nhiều, Quyền trả 1,5 triệu đồng. Đĩa xóc xong bỏ xuống chiếu sẽ có những con bạc ngồi ở vị trí giữa chiếu giơ tay “xin đĩa”. Trường hợp nếu không có “cái bạc” (con bạc lớn) mở đĩa, Quyền sẽ trực tiếp chi phối canh bạc. Tuy nhiên, rất hiếm khi có trường hợp “cái bạc” không chịu mở đĩa bởi Quyền sẽ trực tiếp bán chiếu cho đồng đều để ít chịu thiệt nếu hai mặt chiếu chênh lệch quá lớn.
Về phần mình, Quyền đứng ra thầu, quản lý sới bạc thu tiền xâu, cho vay vốn “lưu động” tại sới bạc. Với những canh bạc ra 3 đen (thường gọi là 3 xâu - PV), con bạc sẽ tự động đóng tiền xâu 5%/tiền đặt cược. Mỗi canh bạc có mặt chiếu khoảng 300 - 400 triệu đồng thì tiền xâu Quyền thu được khoảng 15 - 20 triệu đồng/ván. Như vậy, từ 13 - 18 giờ sẽ có khoảng hơn 100 canh bạc ra xâu; số tiền mà Quyền thu xâu sẽ lên đến hàng trăm triệu đồng.
Thanh Niên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.