Cuốn sách giải đáp 11 câu hỏi lớn trong cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

11 câu hỏi lớn về tất cả những điều con người quan tâm về cuộc sống, cái chết và những gì diễn ra sau cái chết đã được các chuyên gia giải quyết rốt ráo trong cuốn sách mới "Mật mã sự sống".

 




Suy ngẫm về sự vận động của đời sống, nhà khoa học lừng danh Marie Curie, người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học từng nhận xét: “Cuộc đời này không có gì để sợ, chỉ có những thứ để tìm hiểu. Bây giờ là lúc chúng ta tìm hiểu nhiều hơn, để có thể sợ hãi ít hơn”.

Trải qua rất nhiều khoảng thời gian khó khăn, từ khi còn ấu thơ đến tận khi trưởng thành để cuối cùng chạm tay vào những giải thưởng lớn nhất của sự nghiệp, phát biểu ấy phần nào lý giải vì sao bà có thể vượt qua bao sóng gió, thăng trầm. Không cần nhiều truân chuyên như Marie Curie, cuộc đời vốn vận động theo cách của riêng nó vẫn thường gieo rất nhiều cảm xúc khác nhau cho mỗi người. Hỷ, nộ lẫn ái ố. Chứng kiến sự vận động của số phận, ai trong mỗi chúng ta đều khó lòng tránh được những ưu tư. Tôi là ai? Tại sao tôi ở đây? Điều gì sẽ xảy ra sau khi tôi chết? Tại sao chúng ta lại đau khổ? Tôi lắng nghe tiếng nói nội tâm bằng cách nào? Điều gì sẽ xảy ra với linh hồn những người tự tử?

Những câu hỏi không có lời đáp thống nhất này, ít nhiều làm đời sống con người xáo động. Nếu đã và đang băn khoăn với những câu hỏi ấy, "Mật mã sự sống" của tác giả Mark Pitstick là cuốn sách dành cho bạn.

Mark Pitstick không phải là một nhà văn, càng không là nhà khoa học. Ông là một bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm và đào tạo tại nhiều bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân đang phải nếm chịu đau khổ và hấp hối, trong Mark càng nảy sinh những câu hỏi của cuộc đời.

Ông bất lực vì thấy mình không có câu trả lời ổn thỏa. Thế nên, ngay khi kết thúc công việc trong bệnh viện, ông đã tìm cách trả lời những câu hỏi ấy. Phương pháp của Mark, là đối thoại với những người đã có thời gian đào sâu từng vấn đề.

Đó là Anita Moorjani, tác giả của cuốn sách best seller Dying to be me, người đã có trải nghiệm cận tử, trở về cuộc đời khi đang trên giường bệnh, hôn mê sâu do căn bệnh ung thư gây ra; Là tiến sĩ Marilyn Schlitz, nhà nghiên cứu nhân loại học, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ý thức với hơn 30 năm kinh nghiệm; Là giáo sư Gary E Schwartz, chuyên gia tâm lý học, y khoa, thần kinh học; Là Bill Guggenheim, người tiên phong trong lĩnh vực trải nghiệm liên lạc với người đã khuất; Là Mark Anthony, người được biết đến với vai trò chuyên gia trong lĩnh vực siêu linh, kết nối với các linh hồn đã khuất…

Lần lượt, từng câu hỏi được đặt ra và các chuyên gia trả lời. Mỗi người một góc nhìn nhưng xuyên suốt những câu trả lời ấy, vẫn nhìn thấy những điểm giao thoa hết sức thú vị. Tựa như tham gia vào một cuộc trò chuyện lớn, người đọc lắng nghe thật chậm rồi tìm được lời giải cho chính bản thân mình, về những điều mình nhiều năm trăn trở.

Tình Lê (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…