Cục Kiểm lâm vào cuộc vụ rừng già bị tàn phá tại Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 16-12, Chi cục Kiểm lâm Vùng IV (đóng tại Đắk Lắk, đơn vị quản lý rừng của 11 tỉnh, trong đó có 5 tỉnh Tây Nguyên, thuộc Cục Kiểm lâm) cho biết, Cục Kiểm lâm đã nắm thông tin vụ phá rừng ở Đắk Hring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mà báo chí phản ánh, đồng thời gửi thông tin vụ việc để đơn vị kiểm tra, xử lý.
 
Bãi gỗ khủng lồ được phát hiện
Theo đó, trước mắt, Chi cục Kiểm lâm Vùng IV đã yêu cầu lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum kiểm tra. Sắp tới, đơn vị sẽ cử thêm lực lượng qua để phối hợp với kiểm lâm địa phương.   
Theo Chỉ thị 02 ngày 24-1-2019 của UBND tỉnh Kon Tum do ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh ký, về việc chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn: “… Địa phương nào để xảy ra vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng thì tùy theo tính chất, mức độ vụ việc, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thủ trưởng các đơn vị chủ rừng và các lực lượng chức năng có liên quan chịu trách nhiệm chính trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh đối với các vụ vi phạm luật lâm nghiệp thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý, hoặc để xảy ra việc các tổ chức cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, các nhân liên quan”.
Như tin đã đưa, khu rừng già ở xã Đắk Hring, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum nhìn bên ngoài cây rừng xanh tươi cứ nghĩ là được bảo vệ tốt nhưng khi vào bên trong thì gỗ bị đốn hạ, tập kết như một công trường. Gỗ được cắt xẻ từng hộp rồi tập kết thành bãi trước khi tuồn đi. Hiện trường gỗ hộp chồng chất la liệt lên nhau, nhiều cây gỗ đốn hạ chưa kịp xẻ và còn mới…
Sông Hương (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.