Cục Hàng không nâng cảnh báo phòng dịch ở sân bay lên mức cao nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục Hàng không yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị ngành hàng không dân dụng nâng mức phòng chống dịch bệnh lên mức cảnh báo cao nhất, đặc biệt là tại cảng hàng không và tại các cơ sở điều hành bay.
Để phòng chống dịch, nhiều hành khách đã chủ động trang bị các bộ đồ bảo hộ khi đến sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
Để phòng chống dịch, nhiều hành khách đã chủ động trang bị các bộ đồ bảo hộ khi đến sân bay Tân Sơn Nhất. 
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra Chỉ thị tăng cường các biện pháp cấp bách về cách ly và phòng, chống dịch COVID-19.
Chỉ thị do Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường vừa ký chiều 7/2 nêu rõ: Hiện nay, trong bối cảnh Tết Nguyên đán Tân Sửu cận kề, nhu cầu đi lại của người dân bằng đường hàng không tăng cao, trong khi đó, dịch COVID-19 đang diễn biến ngày một phức tạp hơn do chủng biến thể mới của virus có tốc độ lay lan nhanh, chu kỳ lây nhiễm rút ngắn hơn.
Cơ quan chức năng đã xác định nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 liên quan đến nhân viên sân bay; trong đó mới nhất có trường hợp xét nghiệm dương tính với COVID-19 là nhân viên làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện nhờ hoạt động lấy mẫu xét nghiệm tầm soát tại sân bay.
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong ngành hàng không, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các Cảng vụ hàng không, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, các hãng hàng không và các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam.
Đặc biệt, cơ quan này yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị ngành hàng không dân dụng nâng mức phòng chống dịch bệnh lên mức cảnh báo cao nhất, đặc biệt là tại cảng hàng không và tại các cơ sở điều hành bay; Quán triệt nghiêm túc cho toàn thể cán bộ nhân viên không được chủ quan, mất cảnh giác; triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch qua đường hàng không theo các chỉ đạo, yêu cầu, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và cơ quan y tế; Tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở 100% cán bộ, công nhân viên và hành khách đeo khẩu trang đúng cách trong khu vực cảng hàng không, sân bay; sát khuẩn tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 60% nồng độ cồn).
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan trên tổ chức kiểm tra thân nhiệt kịp thời phát hiện các hành khách có triệu chứng bất thường để thông báo cho cơ quan y tế có thẩm quyền theo dõi và có biện pháp xử lý theo quy định; thường xuyên vệ sinh, khử trùng các trang thiết bị và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao tại khu vực làm việc thuộc cảng hàng không, sân bay để hạn chế tối đa lây lan của dịch bệnh.
Đối với các hãng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo có trách nhiệm yêu cầu tất cả hành khách phải tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trước khi lên tàu bay và trong suốt chuyến bay, đặc biệt đeo khẩu trang trên các chuyến bay; Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về biện pháp phòng hộ và tổ chức lưu trú, cách ly y tế đối với phi công và tiếp viên trên các chuyến bay quốc tế.
Đồng thời, các hãng hàng không cần rà soát lại các quy trình, có biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm về cách ly y tế và nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục việc lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thông qua các thành viên tổ bay.
"Cảng vụ hàng không thực hiện thông báo cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế (thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố) danh sách các thành viên tổ bay và các hành khách nhập cảnh thông qua Cảng hàng không để giám sát y tế," Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.