Cục hàng không đề xuất tổ chức bay nội địa bình thường từ tháng 12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục Hàng không mong các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để từng bước mở lại các đường bay, tạo hành lang an toàn để người dân, doanh nghiệp đi lại.

Nếu tình hình dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát tốt, các hãng hàng không sẽ dễ khôi phục mạng đường bay nội địa bình thường. Ảnh: CTV/Vietnam+
Nếu tình hình dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát tốt, các hãng hàng không sẽ dễ khôi phục mạng đường bay nội địa bình thường. Ảnh: CTV/Vietnam+
Nếu tình hình dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát tốt, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất các hãng hàng không tổ chức khai thác bình thường đường bay nội địa từ tháng 12/2021.
Tăng tần suất, bỏ giãn cách ghế ngồi
Cục Hàng không vừa trình Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch tiếp tục triển khai các đường bay thường lệ giai đoạn từ ngày 21/10-30/11/2021.
Theo đó, trên 3 đường bay trục Hà Nội-Đà Nẵng, Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng-Thành phố Hồ Chí Minh, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 10% so với trung bình tuần đầu tiên tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.
Cụ thể, 6 chuyến/ngày cho mỗi đường bay (Vietnam Airlines 2 chuyến, Vietjet Air 2 chuyến, Bamboo Airways 1 chuyến và Pacific Airlines 1 chuyến). Các đường bay khác mỗi ngày không quá 1 chuyến khứ hồi trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không.
Trong vòng 15 ngày kể từ khi áp dụng, Cục Hàng không sẽ đánh giá tình hình kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương và trên toàn quốc để đề xuất phương án điều chỉnh tần suất khai thác phù hợp. Từ tháng 12/2021, nếu tình hình dịch bệnh tại các địa phương được kiểm soát tốt, các hãng hàng không tổ chức khai thác bình thường.
Sau giai đoạn thí điểm, từ ngày 21/10, Cục Hàng không đề xuất bỏ yêu cầu giãn cách ghế trên tàu bay, đây cũng là đề xuất được các hãng hàng không liên tục gửi đến cơ quan quản lý trong thời gian qua.
Theo ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Chính phủ rất quan tâm và ưu tiên kiểm soát dịch bệnh và cũng đã xác định chuyển sang trạng thái mới - không còn khái niệm “Zero Covid.”
Cục Hàng không mong các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để từng bước mở lại các đường bay, chủ động đề ra các biện pháp mở cửa trở lại, tạo hành lang an toàn để người dân, doanh nghiệp đi lại và hoạt động.
“Chúng tôi không thể làm thay các địa phương mà chỉ có thể hỗ trợ về phòng chống dịch bằng cách vận chuyển người có nhu cầu đi lại; đáp ứng yêu cầu của địa phương về tiêu chuẩn kiểm soát dịch; sẵn sàng cung cấp thông tin về lịch trình đi lại của hành khách và dự báo số lượng hành khách trong từng ngày để các địa phương biết mà tính toán chủ động. Từ đó, địa phương có thể cùng Cục Hàng không tính toán, xem xét tăng hay giảm tần suất các chuyến bay cho phù hợp với thực tiễn dịch bệnh,” ông Cường kiến nghị.
Lấy bay nội địa tạo đà cho các chuyến quốc tế
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Tổng giám đốc Bamboo Airways cho rằng hiện nay từ nhà ga đến các hãng bay đều rất sẵn sàng và tự tin có thể mở cửa an toàn, vấn đề còn lại là làm sao để đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình tham gia chuyến bay.
“Hiện trên thế giới, mức quy định cao nhất để cho phép hành khách đi lại đó là tiêm đủ vaccine 2 mũi, có xét nghiệm trong 72 tiếng trước khi xuất phát và cách ly khi tới nơi. Nếu sân bay ở vùng an toàn, hành khách chỉ cần tiêm 1 mũi và có xét nghiệm. Nếu ở khu vực ‘nóng’ thì cần đủ 2 mũi hoặc nới lỏng theo từng giai đoạn, lộ trình, tình hình chống dịch để điều chỉnh,” ông Quân đưa ra gợi ý.

Các doanh nghiệp hàng không đã cùng nhau thiết lập một “hành lang xanh” đảm bảo phục vụ an toàn nhất trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: CTV/Vietnam+
Các doanh nghiệp hàng không đã cùng nhau thiết lập một “hành lang xanh” đảm bảo phục vụ an toàn nhất trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: CTV/Vietnam+
Chung quan điểm này, theo ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, ngành hàng không cần chuẩn bị “chuyến bay xanh, hành lang xanh” cho khách. Vietnam Airlines hướng đến việc áp dụng chuyển đổi số, đề ra hướng tiếp cận, sử dụng bay dễ dàng cho mọi hành khách. Khi khách hàng đi, đến sân bay đều được công nghệ hỗ trợ, yên tâm hơn đối với chuyến bay của mình.
“Dịch COVID-19 là cơ hội cho hàng không Việt chứng minh rằng không những phải đứng vững mà còn phải cạnh tranh quốc tế. Chúng ta cần lấy nội địa để tạo đà cho các chuyến bay quốc tế, đưa hàng không là tự hào của cả Việt Nam mà còn Đông Nam Á,” ông Quang nhấn mạnh.
Là đơn vị quản lý khai thác vận hành 22 sân bay, ông Nguyễn Quốc Phương, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết từng cảng hàng không đã xây dựng bộ tiêu chí cụ thể và rất dễ nhận diện, khi hành khách đến sân bay sẽ thấy các pano, hướng dẫn tuân thủ 5K. Tại các sân bay đều dán ở những vị trí để hành khách đứng đảm bảo tiêu chuẩn giãn cách. Các khu vực tiếp xúc giữa hành khách và nhân viên sân bay đều có tấm chống giọt bắn, đeo khẩu trang, ứng dụng công nghệ để giảm thiểu tiếp xúc.
“Các tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn, đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho hành khách trên đường hàng không của Việt Nam sẽ được đáp ứng đảm bảo cho hành khách hành trình an toàn, hành trình xanh,” ông Phương nói.
Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, ông Tô Tử Hà thì cho hay các doanh nghiệp hàng không đã cùng nhau thiết lập một “hành lang xanh” cấu thành từ “con người xanh” (nhân viên hàng không, hành khách), “phương tiện, hạ tầng xanh” (sân bay, máy bay và các phương tiện chuyên chở hành khách) và “quy trình xanh” (giảm thiểu tối đa hạn chế tiếp xúc, tuân thủ quy trình phòng dịch), đảm bảo phục vụ an toàn nhất trong bối cảnh dịch bệnh.
Đáng chú ý, ông Hà cho biết sân bay đã tổ chức trung tâm điều hành tập trung có 2.000 camera giám sát liên tục gửi dữ liệu về. Trong trường hợp hành khách có ca F0, các camera giám sát và truy vết nhanh được các đối tượng liên quan.
Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất