Công tác xây dựng cơ bản ở Ia Pa chuyển biến tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2015, huyện Ia Pa tiếp nhận nguồn vốn đầu tư 87,444 tỷ đồng, bao gồm nguồn ngân sách trung ương (69,489 tỷ đồng), nguồn vốn ngân sách tỉnh (8,75 tỷ đồng) và nguồn vốn ngân sách huyện (9,207 tỷ đồng).


Cụ thể, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn ngân sách trung ương thuộc 3 chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (18,9 tỷ đồng); Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (Chương trình 135) 8,079 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương theo Quyết định số 293/QĐ-TTg (36 tỷ đồng).
 

 

Năm nay, địa phương có 59 hạng mục công trình, bao gồm 35 công trình chuyển tiếp từ năm trước, còn lại là khởi công xây dựng mới. Đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn các công trình xây dựng thuộc năm 2014, đạt 89% kế hoạch; hầu hết các công trình đạt 100% tiến độ thi công. Một số công trình khởi công xây dựng mới trong năm 2015 như: công trình đường bê tông xi măng vào các thôn Chư Gu (xã Pờ Tó), thôn Bôn Trốk (xã Ia Trốk), thôn Bình Hòa (xã Chư Răng), thôn Ia Rniu (xã Ia Broăi)… có tỷ lệ giải ngân vốn đạt 30% đến 70%; một số công trình duy tu, sửa chữa kênh mương thuộc xã Chư Răng, Ia Trốk đạt 38%. Tuy tỷ lệ giải ngân vốn chưa cao song công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong 6 tháng đầu năm 2015 được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực.

Huyện Ia Pa là một địa phương còn nhiều khó khăn trong kinh tế, khả năng tự cân đối vốn cho đầu tư phát triển từ ngân sách huyện rất hạn hẹp. Việc huy động nguồn vốn trong nhân dân và từ các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Nhờ sự nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong việc thực hiện đúng quy định các thủ tục đầu tư, tiến độ thi công một số công trình được đẩy nhanh góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Ông Phạm Quốc Quyền-Phó Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Ia Pa, cho biết: Bên cạnh nỗ lực ghi nhận được vẫn còn những hạn chế cần khắc phục nhanh chóng, như: năng lực chủ đầu tư hạn chế, cán bộ làm công tác quản lý còn yếu, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp chưa cao; công tác quản lý hồ sơ chất lượng công trình, giám sát thi công còn bất cập; chất lượng tư vấn lập dự án, thiết kế còn hạn chế. Cùng với đó là công tác quản lý, sử dụng, vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình, hạng mục sau đầu tư còn bất cập. Nhiều đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, sử dụng dẫn đến việc hư hỏng, xuống cấp. Việc tổ chức huy động các nguồn đóng góp cho đầu tư phát triển có nhiều cố gắng, nhiều hình thức thiết thực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Theo kế hoạch, huyện sẽ nhận 18,9 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phục vụ giải ngân cho 25 công trình chuyển tiếp năm 2014, nhưng đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 47% so với kế hoạch. Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường tỷ lệ giải ngân đạt 31% kế hoạch (2 tỷ/6,36 tỷ đồng).

Trong thời gian đến, để hoàn thành các công trình, hạng mục kịp tiến độ, huyện sẽ nâng cao năng lực thực hiện công tác lập, thẩm định, thẩm tra theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian quy định, cũng như đảm bảo mục tiêu và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đồng thời giám sát và đôn đốc tiến độ, chất lượng các dự án chuyển tiếp, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình, dự án sau đầu tư. Đặc biệt hạn chế tình trạng bị cắt vốn, chuyển nguồn sang năm 2016.

Tú Uyên

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.