Còn vướng mắc trong việc triển khai Nghị định 41

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một bước tiến quan trọng trong quá trình khơi thông nguồn vốn tín dụng, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng, thực tế khi triển khai Nghị định này đang gặp phải một số vướng mắc.
Khó vay khi phân định về ranh giới
Nghị định nêu rõ các tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân, chủ trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn... Trên thực tế phần lớn hộ gia đình, chủ trang trại ở khu vực phường, thị trấn nhưng canh tác tại địa bàn nông thôn lại không được hưởng lợi. Phân định về ranh giới cho vay rất khó, chính vì thế ngành Ngân hàng Gia Lai đang triển khai nhưng doanh số cho vay không đáng kể so với nhu cầu thực tế nông thôn đang cần.
Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác
Bà Phan Thị Mơ- Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: 95% dư nợ của ngân hàng là cho nông nghiệp, nông thôn (theo Quyết định 67 cũ), hiện đạt hơn 336 tỷ đồng. Năm nay, Chi nhánh được phân bổ 37 tỷ đồng để thực hiện theo Nghị định mới. Tuy nhiên, đến nay giải ngân chưa nhiều, bởi trong quá trình triển khai, ngân hàng gặp phải những vướng mắc mà theo quy định những đối tượng được vay phải cư trú tại địa bàn xã, do đó rất nhiều trường hợp sản xuất, canh tác tại các xã nhưng họ lại cư trú tại thị trấn thì không được vay. Con số các hộ này trên thực tế không nhỏ, chiếm dư nợ cũng khá lớn.
Ngoài phân định về ranh giới địa lý, ranh giới giữa mô hình trang trại vẫn còn bất cập. Những mô hình sản xuất có đủ tiêu chí như diện tích sản xuất, nhân công, vốn đầu tư… nhưng chưa được cấp chứng nhận là trang trại thì vẫn là sản xuất hộ. Tuy nhiên, để vay được vốn này, điều kiện là chủ trang trại chưa vay một tổ chức tín dụng nào khác, trong khi nhu cầu về vốn luôn là quá lớn so với đồng vốn được vay.
Tín chấp nhưng phải nộp sổ đỏ
Mức vay tối đa không có bảo đảm bằng tài sản đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất; đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; và đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Khách hàng vay không đảm bảo bằng tài sản nhưng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp vào thì ngân hàng mới cho vay; hoặc đối với những hộ chưa được cấp sổ đỏ phải được UBND xã xác nhận. Với những hộ được vay với số tiền lớn đây là điểm lợi, bởi thực tế đất nông nghiệp đang canh tác của họ thường là có giá trị không cao, nếu đi vay thường các tổ chức tín dụng khác sẽ duyệt vay thấp. Ngược lại, với những hộ vay ít thì đây chẳng khác nào là hình thức thế chấp. Theo Nghị định 41, mức vay đối tượng kinh tế trang trại đến 500 triệu đồng bằng hình thức vay tín chấp nhưng cũng phải nộp sổ đỏ. Vấn đề này khiến nhiều nông dân băn khoăn bởi nộp sổ đỏ mà vay tín chấp thì chẳng khác nào là hình thức thế chấp.
Nếu không có chính sách cụ thể thì chính những vấn đề này sẽ cản trở quá trình thực hiện. Nhằm góp phần khơi thông nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, bởi đây là một trong những điều kiện để nông dân tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.
Qua hơn 10 năm triển khai Quyết định 67 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh ta cho thấy nguồn vốn này đáp ứng được nhu cầu của người dân về phát triển nông nghiệp nông thôn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn bình quân trong 10 năm là 32,6% và đến nay dư nợ đã đạt trên 7.150 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 38% tổng dư nợ cho vay) với hàng trăm ngàn lượt hộ được vay vốn để phát triển sản xuất. Nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.