Con đường xưa… đã mở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối tháng 12 vừa qua, sự kiện khởi công, nâng cấp tuyến quốc lộ 19 là dấu mốc đáng kể nhất khu vực trong nhiều năm qua. Nó không chỉ là tin vui đối với 2 tỉnh liền kề (Gia Lai và Bình Định) cùng hưởng lợi từ công trình này mà quan trọng hơn, nó cho thấy tầm nhìn chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội nội vùng và còn mở rộng ảnh hưởng ra cả khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia và cả vùng Đông Bắc Thái Lan.

Ngược về quá khứ

Sơ lược khảo cứu từ dân gian và các nhà khoa học, có thể thấy rằng từ mấy trăm năm trước, mối liên hệ mỏng manh giữa vùng núi rừng Trường Sơn-Tây Nguyên với vùng Duyên hải miền Trung chủ yếu là việc trao đổi hàng hóa gồm nông-lâm- thổ sản với sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, theo những con đường tiểu mạch xuyên rừng được mở ra theo mùa và theo nhu cầu thời điểm.

 

Quốc lộ 19 đoạn qua TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Quốc lộ 19 đoạn qua TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Chỉ trong một, hai thế kỷ trước đây, khi bác sĩ Yersin khởi sự thám hiểm vùng đất sau này là thành phố du lịch Đà Lạt, các lớp nhà truyền giáo mở “nước Chúa” lên hướng Kon Tum… thì cao nguyên mới dần bước ra khỏi đời sống bộ tộc với văn hóa làng- rừng, dần được đánh thức bởi những dòng ánh sáng văn minh mới. Theo nghiên cứu của học giả H.Maitre, trong cuốn “Rừng người Thượng”, nhiều trăm năm trước, dòng sông Ba từ cửa biển Đà Rằng (Tuy Hòa) ngược lên bình nguyên Ayun Pa (Gia Lai) chính là con đường lý tưởng nhất để các vương triều, các thế lực theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau có mặt trên cao nguyên Pleiku, cao nguyên Đak Lak, và cả ở vùng Nam Lào bây giờ.

Các đế chế Chăm Pa, Khơ Me, Đại Việt và cả người Pháp, trong lịch sử vài trăm năm, đã từng tạo dấu ấn lên toàn bộ khu vực. Rồi, câu ca dao có “tuổi đời” không dưới trăm năm: “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên” không chỉ phản ánh về mối quan hệ trao đổi hàng hóa bình thường như “tiền thân” của một nền kinh tế hàng hóa sau này, mà sâu xa hơn, nó còn cho thấy sự thành hình, ổn định về quan hệ xã hội và nhân văn giữa miền xuôi và miền ngược, cho thấy sự nhắn gửi kín đáo cái nhân tình rừng-biển dưới cái vỏ hàng hóa thô mộc kia… Và cùng ở giữa thời kỳ lịch sử này, theo con đường từ vùng Duyên hải Trung bộ ngược lên Tây Nguyên, anh em nhà Tây Sơn đã làm nên kỳ tích khi tiên phong mở đường lập nghiệp từ vùng Tây Sơn Thượng đạo, tức An Khê (Gia Lai) ngày nay.

Quốc lộ 19 đã vắt qua đây trăm năm. Giờ chuẩn bị “lột xác” để kết nối mở rộng và góp phần đánh thức mạnh mẽ hơn nữa tiềm lực của một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia…

“Đường lớn đã mở”…

Những ai quan tâm hoặc từng đi lại nhiều trong khu vực sẽ nhận ra rất rõ rằng: Hầu hết trong 10 tỉnh thuộc Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia đều rất xa biển. Các tỉnh Bắc Campuchia như: Rattanakiri, Stung Treng, Crachê, Kông Pông Thom, Kông Pông Chàm, Prech Vihear muốn xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển phải về qua thủ đô Phnôm Pênh. Ở Lào, vốn không có biển, thì ngay các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan liền kề cũng phải đưa hàng về qua thủ đô Băng Kok, huống chi các tỉnh Attapeu, Sê Kông, Xa La Van, Chăm Pa Săk… của Lào. Vì vậy, con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất vẫn là qua cảng Quy Nhơn, vốn nằm cách đô thị trung tâm vùng-TP. Pleiku, Gia Lai, chỉ có 180 km. Và con đường này, đã mở.

 

Đường 19, đoạn qua Tây Sơn, Bình Định. Ảnh: Bích Hà
Đường 19, đoạn qua Tây Sơn, Bình Định. Ảnh: Bích Hà


Cần điểm lại một số thông tin quan trọng liên quan đến Tam giác phát triển, được nêu ra tại Hội nghị Ủy ban Điều phối chung lần thứ 8 diễn ra ở TP. Kon Tum vào cuối năm vừa rồi. Theo đó, trong các năm 2011-2012, các tỉnh Campuchia đạt mức tăng trưởng GDP trên 9%, các tỉnh thuộc Lào tăng trưởng 11,4 %, các tỉnh Việt Nam tăng trưởng 10%. Về đầu tư, Việt Nam hiện có 25 dự án ở Campuchia với tổng vốn 1,4 tỷ USD, 50 dự án ở Lào với tổng vốn 1,65 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực trồng cây công nghiệp, xây dựng, khai khoáng và thủy điện.

Chiều ngược lại, Lào đã đầu tư 5 dự án, Campuchia đầu tư 2 dự án vào Việt Nam thuộc vùng Tam giác phát triển với tổng vốn khoảng 200.000 USD. Ba bên cũng đã xây dựng “Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia giai đoạn 2010-2020”. Các chính sách tạo sự thông thoáng chung cũng được cả 3 chính phủ ngày càng quan tâm. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng… Phần lớn thành quả từ sự hợp tác này sẽ cần một “đường ra” hợp lý nhất.

Tuyến quốc lộ 19 từ cảng Quy Nhơn (Bình Định) đến Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) được triển khai xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I đô thị; đoạn đầu nối từ cảng Quy Nhơn khoảng 15 km, mặt cắt ngang rộng từ 32 mét đến 50 mét, với 6 làn xe cùng dải phân cách và vỉa hè, với tổng mức đầu tư gần 5.300 tỷ đồng. Toàn tuyến quốc lộ, được phân kỳ 3 giai đoạn và hoàn thành vào năm 2020. Đây sẽ là quốc lộ đẹp nhất miền Trung-Tây Nguyên, mở ra vận hội mới cho toàn vùng.

Như khẳng định của bà Nguyễn Thị Kim Ngân- Phó Chủ tịch Quốc hội, tại lễ khởi công công trình: “Tuyến quốc lộ 19 có tầm chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội (…), tạo sự kết nối giữa miền Trung Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan”.

Nguyễn Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm