Cô gái Kh'mer: Khổ mấy cũng phải học làm giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sa Ly Phah (đến từ Tây Ninh) chia sẻ cô mong muốn làm giáo viên để có thể giúp đỡ trẻ em dân tộc.

Sa Ly Phah sinh năm 1999, nổi bật trong số những bạn cùng trang lứa bởi chiếc khăn quấn “Kh’mer mà không giống Kh’mer” cô đội trên đầu.

 

Sa Ly Phah nổi bật trong số những bạn cùng trang lứa bởi chiếc khăn quấn Kh’mer.
Sa Ly Phah nổi bật trong số những bạn cùng trang lứa bởi chiếc khăn quấn Kh’mer.

Sa Ly đang theo học khoa Địa lý, ĐH Sư phạm TP.HCM.

Sa Ly kể: Hồi lớp 9 được đi thi học sinh giỏi môn Sử, khi đó cũng rất thích học Sử. Sau lên cấp ba, có một thầy dạy Địa lý “rất là tuyệt”, từ khi đó cô trò nhỏ đã đặt mục tiêu cho mình: phải thành giáo viên dạy Địa lý.

“Em muốn có điều kiện dạy tụi nó, giúp tụi nó như em đã từng được giúp đỡ”, Sa Ly nói muốn sau này về Tây Ninh làm cô giáo.

Năm lớp 2, Sa Ly mất mẹ. Bốn năm sau, bố có gia đình riêng. Từ đó hai chị em phải sống nhờ ông bà ngoại. Ngoài thời gian lên lớp, Sa Ly và chị gái đều đi lột vỏ điều kiếm tiền.

Đến khi được vào trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Ninh, có tiền trợ cấp của nhà nước khoảng 900.000 đồng/tháng, hai chị em vẫn đi làm thêm đủ mọi việc để tích lũy tiền học lên cao. Mỗi một ngày lột vỏ điều “hết công suất” Sa Ly được trả 70.000-80.000 đồng.

Cô kể: Người Kh’mer ở Tây Ninh ít học cao, con gái học đại học càng ít.

Nhưng may mắn trong nhà, mọi người đều ủng hộ Sa Ly học lên. Khi ông bà ngoại già yếu, không còn khả năng lao động, có lúc gia đình quá khó khăn muốn bỏ học thì ông bà cô chú lại động viên: có học mới thay đổi được cuộc đời.

Nếu bỏ giữa chừng, số phận có thể lại giống như hầu hết thanh niên Kh’mer hiện tại, chỉ có ba lựa chọn: đi lột vỏ điều, làm trong xí nghiệp chà là hoặc làm ruộng.

Hiện ở trường sư phạm, Sa Ly phải tự túc tất cả kinh phí. Trước đây, cô từng làm đơn xin học bổng Viso nhưng vì không đủ giấy tờ chứng minh là hộ nghèo (do hộ khẩu Sa Ly để bên nhà bố) nên không được.

Cứ ba tuần bố gửi cho cô một triệu đồng, chi tiêu tằn tiện mới tạm đủ. Cô vẫn đang tìm việc làm thêm ở Sài Gòn để trang trải chi phí nhưng đều là những việc thời vụ, khi có khi không.

Sa Ly là người mộ đạo, khi lên Sài Gòn học, nhiều bạn cùng làng đã bỏ tục đội khăn, nhưng Sa Ly “đội miết”. Ra đường, đến trường, ra phố cô đều mang trang phục Chăm Tây Ninh.

“Ban đầu nhiều người thấy kỳ cứ nhìn em chằm chằm, nhưng mãi rồi họ cũng quen”, Sa Ly nói.

An An/Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.