Cô gái dành cả thanh xuân cho sức khỏe cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, một cô gái trẻ đã dành cả thanh xuân của mình để tạo ra những nguồn thực phẩm sạch phục vụ cộng đồng.

Đấy là Nguyễn Thị Huệ, cô gái từng từ bỏ công việc ở Singapore về TP.HCM khởi nghiệp bằng dự án nước mát từ nông nghiệp sạch. Thành công bước đầu khi sản phẩm nước mát với thương hiệu Anplus được cộng đồng ủng hộ nhiều nhưng vẫn còn trăn trở về vị ngọt khi chế biến nước. Huệ quyết định lên đường đi tìm lời giải đáp.

 

Huệ cùng với các cộng sự của mình.
Huệ cùng với các cộng sự của mình.

“Đang làm cho công ty ổn định tự nhiên lại nghỉ việc, đầu tiên tôi hơi ngỡ ngàng không hiểu con gái suy nghĩ kiểu gì mà lại làm cái này. Đúng là thực tế cũng hơi buồn rồi lo bởi con gái mà làm như thế rất vất vả”, ông Nguyễn Sỹ Toan, bố Huệ đã từng nghẹn ngào khi nhớ lại những ngày đầu Huệ quyết định bỏ việc để đi theo con đường khởi nghiệp vì sức khỏe của cộng đồng.

Trăn trở về vị ngọt

Thương hiệu nước mát Anplus là thương hiệu mà Huệ cùng với nhóm bạn của mình gây dựng cách đây 2 năm. Khi Huệ bỏ công việc ổn định bên Singapore về Việt Nam, với mong muốn làm được một điều gì đó ý nghĩa cho cộng đồng mà vẫn có thể có thu nhập cho bản thân. Trước thực trạng, thực phẩm bẩn tràn lan, Huệ quyết tâm học làm nông dân để tự trồng ra nguồn nguyên liệu sản xuất nước mát.

Chính từ tâm huyết cũng như xuất phát từ mục đích nhân văn này, thương hiệu nước mát của Huệ đã được khách hàng ủng hộ rất nhiều. Cũng vì quyết tâm tạo ra một sản phẩm an toàn cho người sử dụng, ngoài nguyên liệu từ các loại nông sản tự trồng và hoàn toàn không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, cô gái trẻ còn nghiên cứu và chế tạo ra hợp chất tạo ngọt hoàn toàn thiên nhiên từ các loại thảo mộc.

Tuy nhiên, để nghiên cứu và chế tạo được chất tạo ngọt này Huệ đã mất rất nhiều thời gian. Chính vì thế Huệ luôn trăn trở để tìm ra một giải pháp tối ưu hơn.

Thế rồi, trong một lần tình cờ Huệ biết đến mật mía, một vị ngọt truyền thống của ông bà ta thời xưa. Điều đặc biệt là quá trình tạo mật mía có thể tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều. Điều này khiến cô gái 27 tuổi vỡ òa trong hạnh phúc.

“Nhiều hôm trắng đêm suy nghĩ cũng chỉ muốn tìm được giải pháp giải quyết được vị ngọt an toàn cho sản phẩm nước uống của mình. Khi biết đến mật mía, mới vỡ òa. Hóa ra những thứ trước giờ mình làm bao nhiêu thời gian và tiền bạc lại là những thứ có sẵn trong cuộc sống và được ông bà ta sử dụng, chế biến từ bao đời nay. Mình cảm thấy rất phấn khích và hồ hởi đi tìm hiểu thì thấy đây còn là những sản phẩm thế mạnh của quê hương mình nhiều năm về trước”, Huệ giãi bày.

Lăn lội khắp mọi vùng miền

Đang trong niềm hạnh phúc vỡ òa nên Huệ không ngần ngại đi khắp nơi để tìm loại mật mía này. Thế nhưng, chuyến đi đã kéo dài gần một tháng với đủ loại phương tiện như tàu lửa, xe khách, xe ôm và cả đi bộ, vẫn không đạt kết quả gì.

Tưởng chừng sẽ phải dừng chặng đường ở đó, nhưng cô gái trẻ này vẫn quyết tâm đến cùng. Huệ kế, về đến TP.HCM, sau thời gian nghỉ ngơi và quay lại với công việc nhưng trong lòng mình vẫn có điều gì đó không yên cùng với việc tiếp tục phải xay mía nấu nước rất cực khiến Huệ suy nghĩ về việc phải quay lại tìm thêm lần nữa. Thế rồi Huệ lặn lội ra Nghệ An.

“Mình nhận thấy mật mía cũng như các sản phẩm chế biến theo công thức truyền thống rất an toàn và đảm bảo cho sức khỏe. Có nhiều người muốn có một giải pháp an toàn cho sức khỏe mà tiết kiệm thời gian nên phải mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc với giá rất cao. Trong khi đó có những sản phẩm tốt ở ngay chính quê hương mình thì lại không được khai thác hết”, Huệ tâm sự.

Từ đó, đi kèm với việc sản xuất nước mát thiên nhiên, Huệ còn là trung gian phân phối các sản phẩm từ mật mía và đặt tên cho các sản phẩm này là “Ngọt-Vị ngọt truyền thống”.

Được đánh giá cao về tính hữu ích, dự án nước mát Anplus từ nông nghiệp sạch của Huệ cũng đã xuất sắc giành giải dự án khởi nghiệp được nhiều nhà đầu tư nhất trong chương trình “Bánh xe khởi nghiệp” do Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM tổ chức.

Và với Huệ bây giờ, khi được hỏi về thanh xuân của mình Huệ cũng chỉ có một câu: “mình dành thanh xuân cho những việc làm có ý nghĩa cho xã hội”.

Nữ Vương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.