Chuyện xóm tôi

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Xóm tôi cách trung tâm thị trấn Kông Chro (tỉnh Gia Lai) không xa lắm, nhưng mới chỉ có 8 hộ dân sinh sống, tuyến đường lại mới được mở, xung quanh chưa có các cơ sở dịch vụ. Hiện nay, khu vực gia đình tôi ở chưa được Nhà nước đầu tư về nước sạch, các hộ dân đều sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày, nước mưa để nấu ăn, nước đóng bình để uống.

Tuy nhiên, nước giếng lại bị nhiễm vôi nặng. Khi sử dụng lâu ngày, các vật dụng hầu hết đều bị mảng bám vàng úa, nhất là hệ thống năng lượng mặt trời, bình lọc, máy giặt bị rò rỉ, hư hỏng. Vì thế, một hộ dân có nguyện vọng nối đường ống nước sạch đến khu dân cư. Chị đã nhiều lần tuyên truyền, vận động nhưng không nhận được sự đồng tình của các gia đình khác.

Gần đây, chị kêu gọi các hộ dân cùng đóng góp kinh phí để tự nối đường ống nước sạch tới xóm. Với sự hăng hái, nhiệt tình của chị, quá nửa số hộ trong xóm đã đồng tình. Khi được sự thống nhất của cả xóm, chị đề nghị trạm quản lý nước hỗ trợ nối đường ống, kinh phí do các hộ dân đóng góp. Kết quả, chưa đầy 1 ngày, xóm tôi đã có nước sạch để sử dụng.

Sau khi đường ống nước sạch được nối đến xóm, tôi nhìn thấy có nhiều nụ cười, ánh mắt rạng ngời niềm vui của mọi người. Tuy nhiên cũng có vài ánh nhìn với ý nghĩ không tốt, có người còn gọi chị trong xóm là “bà trùm”. Nghe câu đó, chị chỉ mỉm cười, còn tôi lại cảm thấy có điều gì đó như là sự khó chịu. Cũng bởi, xóm tôi đa phần là thế hệ 8X, cán bộ, công chức, viên chức chiếm số đông, kinh tế cũng tạm ổn để trang trải cuộc sống hay phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân, gia đình. Thế nhưng, khi kêu gọi góp sức chung tay cùng Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, mà hơn hết là phục vụ nhu cầu bản thân, đảm bảo sức khỏe mọi người thì sự đồng thuận của cả xóm chưa cao.

Thực tế, câu chuyện nhỏ tôi vừa kể trên không chỉ là việc làm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình mà còn thể hiện sự chung sức đồng lòng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đây chính là việc cụ thể, thiết thực góp phần xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chuyện xóm tôi, tưởng là đơn giản, nhỏ nhặt nhưng lại khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm. Vì mỗi con người tồn tại trong xã hội đều phải lao động để phục vụ cho chính bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội, nhiều khi phải biết hy sinh lợi ích cá nhân, chung tay vì cộng đồng, có như vậy cuộc sống mới thực sự tốt đẹp và ý nghĩa.

Có thể bạn quan tâm

Nữ cán bộ “hai giỏi”

Nữ cán bộ “hai giỏi”

(GLO)- Nhanh nhẹn, hoạt bát, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương là nhận xét của cán bộ và người dân về chị H’Tinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

(GLO)- Chiều 21-2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

(GLO)- Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 1 trong gần 20 chương trình tín dụng do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang thực hiện. Chương trình đã giúp người có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.
Nay Kai-Hòa giải viên “hai giỏi”

Nay Kai-Hòa giải viên “hai giỏi”

(GLO)- Đã bước sang tuổi 67 nhưng ông Nay Kai (buôn Hiao, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) vẫn rất nhiệt tình với công tác xã hội. Không chỉ là hòa giải viên công tâm, ông còn là gương sáng trong phát triển kinh tế và nuôi dạy con cháu.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

(GLO)- Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, năm 2023, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này.

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

(GLO)- Những ngày qua, đoạn clip tham gia game show hẹn hò của anh chàng người Huế từ năm 2021 lại được cộng đồng mạng tiếp tục chia sẻ. Quan điểm “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”, đàn ông ngồi mâm trên, phụ nữ ngồi mâm dưới tiếp tục bị “ném đá” tơi tả vì lạc hậu, bảo thủ và quá nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Chung tay hỗ trợ người nghèo

Chung tay hỗ trợ người nghèo

(GLO)- Các chính sách, chương trình giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

(GLO)- Đầu tháng 1-2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” điểm cấp tỉnh tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa). Tiếp đó, Hội LHPN huyện Krông Pa phối hợp với Trường THCS Kpă Klơng (xã Chư Ngọc) ra mắt CLB điểm cấp huyện.
Tết năm nay, chị Nữ (bìa trái) và gia đình quyết định ở lại đón Tết tại Pleiku và sẽ bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 2 Tết để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Những người chọn đón Tết xa quê

(GLO)- Những ngày giáp Tết, nhiều người con lao động xa nhà đã lên xe về quê đoàn tụ cùng gia đình. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn nhiều người xa xứ lặng lẽ ở lại “Quê hương thứ 2” để đi làm kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình trong năm mới.