Chuyện ly kì ở "Vương quốc" chim yến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyện ly kì ở "Vương quốc" chim yến ảnh 1
 
Ngay chợ, giữa rừng cao su đã  trở thành  “vương quốc” của chim  yến.  Từ 6 con chim yến trời cho bây giờ bà trở thành  “nữ hoàng”  nuôi yến với  thu nhập mỗi năm trên  6 tỉ đồng.  Đó là câu chuyện chỉ có ở xã Minh Tân (H.Dầu Tiếng, Bình Dương)
Nghe nói xã Minh Tân giờ đây giống như “vương quốc” của yến, nhiều người không tin. Một xã nằm rất xa biển lại là vùng đất xanh bạt ngàn cây cao su, có ai ngờ loài chim quý quen sống ở đảo xa đất liền này lại chọn làm tổ, sinh sôi và nhả ra vàng ròng, bạc tỉ.
 
Từ TP.HCM tôi lên Tây Ninh, khám phá hồ Dầu Tiếng rồi ngược về “vương quốc” yến vào buổi chiều tối. Vừa qua cổng chào của xã, tôi đã nghe văng vẳng tiếng chim yến lẫn máy gọi chim ríu rít khắp nơi. Ghé quán tạp hóa Thúy Kiều mua vài chai nước, tiện thể hỏi thăm những người nuôi yến ở đây thì chị chủ quán cho biết: “Bây giờ xã này nuôi chim yến đầy rẫy. Đi đâu cũng đụng nhà nuôi chim yến. Cũng có mấy trăm hộ nuôi yến rồi. Nhiều hộ khác cũng cấp tốc xây nhà nuôi chim yến. Ông xã tôi và con trai làm nghề xây dựng nhà ở cho người, giờ cũng chuyển nghề xây nhà cho chim yến mà làm không hết việc”.
Nhà nuôi chim yến mọc lên khắp nơi ở Minh Tân
Nhà nuôi chim yến mọc lên khắp nơi ở Minh Tân
Qua đêm tại nhà cô bạn tên Kim Huệ, câu chuyện nuôi chim yến trở thành cao trào ở Minh Tân cũng được cô “ríu rít” kể cả buổi tối. Huệ kể rằng, vùng đất này trước đây sốt là vì cây cao su, còn bây giờ sốt vì nuôi chim yến. Rồi cô nàng mách tôi, sáng mai cứ ra ăn sáng, cà phê hóng chuyện thì biết. Quả vậy, mới tinh mơ ra đầu ngõ ăn hủ tiếu, người dân địa phương đã cho nghe “bài ca hy vọng” về sự đổi đời từ nghề nuôi chim yến. Theo họ, từ xưa đến nay vùng đất này dân chủ yếu sống bằng thu nhập từ cây cao su, dù họ đã từng cười rồi đến lúc khóc vì giá mủ. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều người đã bỏ hẳn hoặc phá luôn vườn cao su để làm nhà nuôi yến. Thậm chí, có người đang kinh doanh buôn bán cũng nghỉ để nuôi chim yến, không ít bạn trẻ tốt nghiệp đại học bỏ phố về quê theo tiếng gọi của chim yến. Với họ, ở đây bây giờ không thể trồng cây gì, nuôi con gì và làm nghề gì mà khỏe, lại giàu nhanh như nuôi chim yến. Họ bảo không hiểu sao vùng đất này lại quyến rũ chim yến đến vậy. Nhà yến nào mới xây lên, kể cả nhà cấp 4, chim yến cũng lũ lượt kéo về làm tổ.
Giàu lên nhanh nhờ nuôi yến, vợ anh Quyền rất vui
Giàu lên nhanh nhờ nuôi yến, vợ anh Quyền rất vui
Tiếp xúc với Nguyễn Minh Thuận, vị phó chủ tịch trẻ của xã Minh Tân, anh cũng hào hứng nói về mô hình nuôi chim yến đang phát triển nhanh chóng ở đây. “Năm 2010 chỉ có một hộ nuôi chim yến, nhưng giờ đây thấy nuôi chim yến thu nhập cao nên đã có hàng trăm hộ nuôi”. Rồi anh kể vanh vách những tỉ phú chim yến như bà Tuất, ông Thái Ngợi, anh Xuân Quyền... Khi tôi đến nhà của anh Quyền, vợ anh là chị Nguyễn Kim Luyến cho biết ông xã đi thi công nhà yến cho người trong xã. Đưa tôi đi thăm nhà yến, chị Luyến giới thiệu: “Năm 2014 tôi chặt cao su xây căn nhà đầu tiên 1 trệt 2 lầu để nuôi chim yến trên diện tích 80 m2. Xây xong một tuần thì yến đã về ở. Bây giờ yến về quá đông phải xây thêm nhà mới cho chúng, diện tích gấp mấy lần nhà cũ. Thu nhập nuôi yến không có gì bằng”.
 
 
 
Ở xã Minh Tân, bà Vũ Thị Tuất được coi như “nữ hoàng” chim yến. Chuyện nuôi yến của người phụ nữ sinh năm 1958 này cũng rất ly kỳ. Bà Tuất tiếp tôi bên ngoài sân vì căn nhà 3 tầng trước đây dùng để buôn bán giờ đã dành hẳn cho... chim yến rồi. Bà Tuất cho biết trước đây bà là giáo viên. Sau khi nghỉ dạy thì bán nước mía và làm đủ nghề kiếm sống. Nhờ sống tằn tiện và tích cóp cũng như vay mượn thêm, sau này bà làm được cái nhà để ở và buôn bán. Thế nhưng, từ tháng 8.2010, một đàn chim yến 6 con không biết từ đâu bay về chao lượn một hồi trên mái nhà, sau đó sà xuống tầng trên cùng của căn nhà kêu ríu rít trên đó rồi... bay đi mất. “Lúc đó tôi nghĩ trong bụng, yến mỏi cánh “ghé chơi” chứ làm gì chọn ở trong căn nhà nằm sát đường, lại bên cạnh chợ đông đúc của mình. Song thật bất ngờ là mấy hôm sau từng đàn yến kéo về kêu tha thiết rộn vang cả căn nhà. Cứ vậy, mỗi ngày yến lại đến đông hơn và ở lại luôn”, bà Tuất kể.
 
 
 

Bị chim yến “xâm phạm gia cư bất hợp pháp” nhưng gia đình bà Tuất rất vui. Để giữ cái lộc trời cho này, bà Tuất quyết định nhường nhà cho yến và đầu tư 120 triệu đồng cải tạo dần các phòng đúng “yêu cầu” của loài chim quý và cũng rất khó tính này. Nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, đàn yến không chỉ kéo về làm tổ mà còn sinh sôi ngày càng nhiều. Nhận thấy căn nhà cũ đã quá chật chội với đàn chim yến ngày càng gia tăng, đặc biệt là lợi nhuận lớn từ tổ yến, “nữ hoàng” yến quyết định xây thêm nhiều nhà mới cho chúng. Theo ước tính của bà Tuất, số yến đang sống tại đây khoảng hơn 10.000 con.

Có lẽ “nể tình” lắm nên bà Tuất mới cho tôi được “động phòng” chim yến. Qua ánh đèn pin, tôi sững sờ trước cảnh tượng trên trần nhà dày đặc tổ yến màu trắng. Nhiều chim mẹ đang ấp trứng, ủ con non giật mình bay lên kêu loạn xạ. Bà Tuất cho biết, hiện có hơn 3.000 tổ trong các nhà yến. Nhưng khi thu hoạch phải chọn những tổ yến đã đủ chuẩn và tuyệt đối không lấy những tổ mà yến đã làm nhưng chưa sinh con. Vì nếu như vậy yến mẹ sẽ đâm đầu vào tường... tự tử. Với số lượng tổ yến đạt chuẩn thu hoạch được, mỗi năm bà Tuất có thể thu về khoảng 6 tỉ đồng. Bà Tuất hớn hở giới thiệu căn biệt thự hoành tráng đang xây bên cạnh nhà yến và nói vui: “Yến xây biệt thự cho vợ chồng tôi đó”. Bà cũng tiết lộ thêm, con trai bà học Đại học Ngân hàng nhưng về đây lo kỹ thuật nuôi yến, con gái cũng theo nghề nuôi yến. Bà Tuất còn khoe với tôi la liệt giấy khen, bằng khen... từ cấp địa phương đến trung ương mà bà được trao tặng.
Bà Tuất (phải) hào hứng khoe những bằng khen giấy khen
Bà Tuất (phải) hào hứng khoe những bằng khen giấy khen
Quang Viên (Thanh Niên) . Đồ họa: Duy Quang 

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.