Chuyện cô giáo nghèo 2 năm chạy thận cho con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ăn tạm, ngủ tạm có lẽ đó là những từ đúng nhất để nói lên sự vất vả của cô giáo Đinh Thị Lộc ở thôn Hòa Mỹ (xã Ia Mlah, huyện Krông Pa) trong suốt 2 năm qua, khi cô phải một mình nuôi đứa con trai bị căn bệnh hiểm nghèo: Suy thận mãn giai đoạn cuối.
 

 Cô giáo Lộc chăm sóc con trai bị suy thận mãn giai đoạn cuối. Ảnh: N.T
Cô giáo Lộc chăm sóc con trai bị suy thận mãn giai đoạn cuối. Ảnh: N.T

Quê ở xã Thượng Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), học xong cấp III cô Lộc vào mảnh đất Krông Pa lập nghiệp. Năm 1989 cô lập gia đình, tưởng hạnh phúc sẽ viên mãn khi 2 đứa con một trai, một gái ra đời. Nhưng sóng gió bất ngờ ập đến vào năm 2013 khi chồng cô bị u nang phải nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Sau 1 năm điều trị, tháng 3-2014 ông mất. Cú sốc về cái chết của người chồng chưa nguôi ngoai thì 6 tháng sau đứa con trai lớn của cô là em Huỳnh Ngọc Sang (SN 1991) phát hiện bị suy thận mãn. Người mẹ khốn khổ lại phải dốc hết sức lực, của cải để đưa con đi chữa bệnh, chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong suốt 2 năm qua, chi phí thuốc thang và mỗi lần chạy thận hết 30 triệu đồng. Con gái của cô đi lấy chồng xa cũng nay ốm, mai đau, không có điều kiện để phụ mẹ chăm anh. Mọi việc đều đè nặng lên đôi vai gầy của người mẹ.

Cô Lộc kể, một mình cô chật vật với số tiền viện phí nên dù có cố đến đâu cũng không thể nào đủ, chưa kể tiền ăn ở cho 2 mẹ con. Hiện cô đã thế chấp ngân hàng ngôi nhà của mình rồi đi ở nhờ nhà của người em gái; vay mượn anh em bạn bè và cả “vay nóng” với số nợ hiện lên đến 500 triệu đồng. Còn công việc thì ngoài những lúc được nhà trường tạo điều kiện, cô phải xin nghỉ không lương để dành thời gian chăm con. Những lúc ở bệnh viện, cô ăn uống tạm bợ hoặc được giúp đỡ bởi những suất cơm từ thiện. Còn em Sang phải kiêng cữ trong ăn uống nên đành mua cơm ở bệnh viện với mức giá đắt đỏ mỗi ngày 50 ngàn đồng. Giờ đây, khi sức khỏe Sang càng ngày càng yếu hơn, lại mắc thêm những căn bệnh như: suy dinh dưỡng, rối loạn nhịp tim, tràn dịch phổi, thiếu máu…, người mẹ già lại càng đau lòng.

 

Mọi sự ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm xin gửi về theo địa chỉ: Đinh Thị Lộc-giáo viên Trường Tiểu học xã Ia Mlah, huyện Krông Pa (Gia Lai). Số tài khoản: 5007205057557 Ngân hàng Agribank-Chi nhánh Krông Pa (Gia Lai). Hoặc Tòa soạn Báo Gia Lai, số 02A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku, Gia Lai.

Thương cho hoàn cảnh 2 mẹ con, có người họ hàng muốn hiến cho em một quả thận nhưng chi phí ghép thận và sau khi ghép thận quá cao (khoảng 1 tỷ đồng). Vậy là niềm hy vọng cuối cùng của 2 mẹ con cô cũng tắt dần. Hiểu được nỗi lòng của mẹ, 2 năm qua, dù đau đớn vì bệnh tật nhưng Sang không hề kêu ca. Sang tâm sự: “Em theo học Đại học Nông Lâm ở TP. Hồ Chí Minh, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng, chuyên ngành Kiểm lâm. Trong thời gian đi học, mặc dù có hiện tượng bị đau đầu và hay tiểu đêm nhưng em chỉ nghĩ chắc do bản thân học hành quá mức nên mới có triệu chứng đó. Ra trường được một tháng, hiện tượng đau đầu ngày càng nặng, em đi khám ở Bệnh viện Quy Nhơn thì mới biết mình đã mắc bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối. Vậy là ước mơ trở thành người giữ rừng của em bấy lâu nay đã không thành…”.

Từ một chàng trai cao 1,72 mét, nặng hơn 70 kg, nay Sang chỉ còn 45 kg. Mỗi đêm em phải ngủ bằng tư thế ngồi. Những giọt nước mắt của cô Lộc cứ lăn dài khi nghĩ về những ngày sắp tới của con. Cô luôn cầu mong có một phép màu giúp con vượt qua đau đớn, để mẹ con có những ngày tháng yên bình. Cô Lộc chia sẻ: “Nhiều khi thấy  thương con quá nhưng cũng không biết phải làm thế nào. Giờ cũng chỉ biết hy sinh cả gia tài, sự nghiệp, công danh, hy sinh hết tất cả cho con cũng chỉ đến đó thôi, chỉ tiếc cho cuộc đời còn lại của con vì đời con còn quá trẻ”.

Ngày tháng vẫn cứ trôi qua, người mẹ nghèo vẫn phải gánh lên đôi vai gầy guộc của mình các khoản cơm áo gạo tiền để giành giật lại sự sống cho cậu con trai. Hy vọng những tia sáng yên vui sẽ đến với mẹ con cô giáo Lộc, để em Sang được thực hiện ước mơ giữ rừng...

 Đức Mạo-Ngô Thu

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.