Chương trình xây dựng nông thôn mới:Cần điều chỉnh tiêu chí cho phù hợp!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) được đánh giá là có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng cách thức thực hiện có phần nôn nóng ở một số địa phương khiến hiệu quả chương trình chưa cao, đẩy nhiều xã rơi vào tình cảnh nợ đọng với tổng số hơn 15 nghìn tỷ đồng. Chạy theo thành tích, nợ đọng, chưa thiết thực trong xây dựng… hầu hết các báo cáo chỉ dừng ở việc tổng kết bao nhiêu km đường được xây dựng, huy động vốn cho xây dựng NTM… Trong khi đó, con số nợ đọng, sự tồn tại và hoạt động của các hợp tác xã, các bãi rác đạt chuẩn ở nông thôn… thu nhập gia tăng của người nông dân cụ thể thì còn đang là bài toán khó…

Thu nhập tăng nhờ NTM

Theo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới được công bố trước Thường vụ Quốc hội, những kết quả đáng chú ý có thể kể đến như: Hệ thống văn bản pháp luật đã ban hành, từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu; Nhiều chương trình khoa học và công nghệ được triển khai;

 

Cách thức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới có phần nôn nóng ở một số địa phương khiến hiệu quả chương trình chưa cao.
Cách thức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới có phần nôn nóng ở một số địa phương khiến hiệu quả chương trình chưa cao.

Một số địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện (ban hành chính sách cấp xi măng, ống cống, hỗ trợ máy trộn bê tông… để người dân tự làm đường; ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất, nâng mức cho vay để triển khai các chương trình, dự án xây dựng NTM…).

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết thêm, từ năm 2014 đã có nhiều địa phương thực hiện việc hỗ trợ lãi suất để đẩy nhanh ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp (cá biệt như Đồng Nai cũng đã hỗ trợ 30-40% vốn đầu tư cho các dự án ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm).

Nhiều tỉnh khác còn ban hành chính sách hỗ trợ dồn điền, đổi thửa, mua máy móc nông nghiệp. Có tỉnh còn ban hành chính sách thu hút DN đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… nhờ vậy đã góp phần thúc đẩy chương trình đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Theo đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM của Đoàn giám sát, tính đến ngày 31/12/2015 cả nước có 1.526 xã (chiếm 17,1% tổng số xã) đạt tiêu chí NTM, Nhưng con số này tăng rất mạnh trong năm nay, đến tháng 9-2016 đã có 2.045 xã (chiếm 23%) đạt tiêu chí NTM; có 24 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí NTM.

Tổng hợp lại sau 5 năm thực hiện, các tiêu chí Chương trình xây dựng NTM được cải thiện rõ rệt, có mức tăng tích cực so với năm 2011. Cụ thể, có 98,74% số xã đạt tiêu chí quy hoạch (tăng 72,01% so với năm 2011), 36,43% số xã đạt tiêu chí về giao thông nông thôn (tăng 33,2% so với năm 2011); 61,37% số xã đạt tiêu chí về thủy lợi (tăng 45,87% so với năm 2011); 82,38% số xã đạt tiêu chí về điện nông thôn (tăng 38,06% so với năm 2011).

Với những thay đổi kể trên, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015 (bình quân giảm 1,84%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,07% năm 2011 xuống còn dưới 28% năm 2015. Riêng những xã đã đạt tiêu chí NTM, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng năm 2011 lên 28,4 triệu đồng năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,6% xuống còn 3,6%.

Lo nợ đọng, sợ thiếu bền vững

Tuy nhiên, đằng sau nhiều kết quả đáng khích lệ kể trên thì cũng không ít vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Theo trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh, có 53/63 tỉnh/thành phố có nợ đọng, tổng cộng trên 15 nghìn tỷ đồng và cá biệt đã có địa phương mất khả năng thanh toán. Cụ thể, 3.637 xã có nợ đọng (chiếm 40,7% số xã xây dựng NTM cả nước) với mức nợ bình quân khoảng 4,2 tỷ đồng/xã.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhận định, số nợ đọng này chưa lớn, chỉ chiếm 1,8% so với tổng nguồn lực huy động và chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện. Trong quá trình giám sát, các địa phương cho biết sẽ sử dụng quỹ đất đấu giá lấy tiền trả nợ. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường bất động sản đang khó khăn như hiện nay, bao giờ bán được đất thì vẫn chưa có câu trả lời.

Cùng lo ngại về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân không đồng tình với việc nợ đọng tại địa phương chưa xử lý xong, nhưng cứ cố xây dựng NTM để lại nợ tiếp. Trong khi đó, nếu kiến nghị ngân sách hỗ trợ để trả nợ sẽ dẫn đến tình trạng cứ vay nợ, cứ đầu tư rồi sẽ được xử lý, được ưu tiên giải quyết nợ. Như vậy là không đúng với quy chế tài chính và không hợp lý với thực tiễn.

Thậm chí có ý kiến còn lo rằng, tư tưởng của đội ngũ cán bộ địa phương nặng về “xin tiền” chứ chưa nghiên cứu các cách làm tiên tiến, hiệu quả để áp vào việc xây dựng NTM. Nhiều nơi có tư tưởng nóng vội, cố đạt bằng được 19 tiêu chí để được công nhận là xã NTM, nên làm cho qua, cho được, vì vậy chất lượng thấp.

Nếu không cân nhắc, cân đối và tính toán lại một cách cẩn thận, thì càng có nhiều xã được công nhận chuẩn NTM theo đúng 19 tiêu chí đã ban hành thì sẽ lại có thêm bấy nhiêu công trình công cộng không cần thiết, gây thất thoát lãng phí cũng như tỷ lệ nợ đọng vốn để đầu tư cho NTM gia tăng.

Thực tế này cũng được chính ông Hoàng Trọng Thủy, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nông thôn mới cảnh báo. Theo ông Thủy, sự bất cập trong xây dựng NTM hiện nay xuất phát ngay từ trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, cấp huyện. Một số nơi, chính quyền cơ sở chỉ hiểu rằng đạt được 19 tiêu chí là xây dựng xong NTM mà không hiểu rằng, bản chất của xây dựng NTM chính là tạo ra giá trị mới định hướng cho sự phát triển.

Không phủ nhận rằng, việc hoàn thiện bộ tiêu chí, nhất là tiêu chí về điện – đường – trường – trạm thì dễ dàng nhìn thấy hơn là các tiêu chí mềm liên quan tới nội dung tổ chức lại sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, xây dựng cho nông dân đời sống văn hóa tinh thần, vệ sinh môi trường nông thôn.

Cho tới nay, hầu hết các báo cáo chỉ dừng ở việc tổng kết bao nhiêu km đường được xây dựng, huy động vốn cho xây dựng NTM trong đó có phần đóng góp của nhân dân là bao nhiêu. Trong khi đó, con số nợ đọng, sự tồn tại và hoạt động của các hợp tác xã, các bãi rác đạt chuẩn ở nông thôn, bãi chứa xe và thu nhập gia tăng của người nông dân cụ thể thì còn đang để ngỏ.

Một thực tế nữa cũng không thể không thừa nhận là đa số nông dân hiện nay còn ở trình độ yếu và chưa cao. Trong khi đó, với giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, bản thân người nông dân phải là con người “kép”: vừa là người sản xuất, vừa là người quản lý, người giám sát, người hạch toán. Quá trình sản xuất hiện nay như một vòng quay nhanh, khép kín, nếu thiếu các kỹ năng, tất yếu sẽ bị chệch khỏi bánh quay.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ trong cuộc họp cho ý kiến về Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 ngày 13/9 vừa qua, cho biết có 3 vấn đề nổi lên trong xây dựng NTM đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Cụ thể: Các tiêu chí của NTM phải có đặc điểm, đặc thù và mức độ phù hợp với từng vùng, miền và từng địa phương chứ không thể vùng nào cũng giống nhau được; xây dựng NTM phải phù hợp với mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu đi liền với đô thị văn minh; thực hiện lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác và các chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc với xây dựng NTM để tránh dàn trải, lãng phí.

“Quy định xã nào cũng phải có chợ, nhưng thực tế sinh hoạt của người dân và do địa lý nên nhiều xã chung một chợ cũng chẳng sao, vẫn tốt. Trong khi đó, mỗi xã có một chợ thì chợ chẳng ai muốn họp, xây chợ để đấy lãng phí vô cùng. Nhà văn hóa, đường giao thông làm sao vùng nào cũng 3 mét theo quy định được, như miền núi và hải đảo mà làm 3 mét đường thì lấy đất với tiền đâu ra mà làm?” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn giải về vấn đề đã nêu ra.

Xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, đã và đang góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều nơi. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả thực sự và hạn chế tối đa những phát sinh không đáng có, rất cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp trong thực tế hiện nay.

Theo congluan

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.