Chương trình 135 đầu tư gần 23tỷ đồng phát triển huyện biên giới Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, huyện biên giới Ia Grai (Gia Lai) tiếp nhận đầu tư gần 23 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình 135 để phát triển kinh tế-xã hội địa phương. 

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ảnh: Quang Tấn
Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ảnh: Quang Tấn

Cụ thể, trong 3 năm từ nguồn vốn chương trình huyện đã dành hơn 5,354 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế với 2.342 hộ dân trên địa bàn được thụ hưởng, trong đó chủ yếu hỗ trợ phân bón, giống cây trồng và hỗ trợ bò giống sinh sản để các hộ dân phát triển sản xuất; đầu tư gần 17 tỷ đồng để ư xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn và duy tu  bảo dưỡng các công trình. Ngoài ra, huyện còn dành gần nữa tỷ đồng để đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn với 550 người tham gia. Trong năm 2019, huyện đã phân khai nguồn vốn 6,949 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 19 công trình giao thông và duy tu sửa chữa 1 công trình đường giao thông; bố trí 1,514 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo...

Chương trình 135 không chỉ góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng và công tác giảm nghèo, tạo điều kiện cho các xã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn huyện đã có 4 xã và 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và dự kiến năm 2019 sẽ có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới... 

QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.