Chung tay chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là chủ đề của Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng-chống bạo lực trên cơ sở giới năm nay, diễn ra từ ngày 15-11 đến 15-12-2019. Xung quanh nội dung này, P.V Báo Gia Lai Điện tử có cuộc phỏng vấn đồng chí KPĂ THUYÊN-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) tỉnh.
* P.V: Đồng chí đánh giá thế nào về kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua? 
- Đồng chí KPĂ THUYÊN: Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện Luật Bình đẳng giới, đề ra mục tiêu tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó đã tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội đã nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới.
Trong các lĩnh vực kinh tế, lao động-việc làm, y tế, giáo dục, gia đình..., phụ nữ ngày càng khẳng định năng lực, trình độ của bản thân khi tham gia nhiều hơn vào công tác xã hội, bình đẳng trên các lĩnh vực, từng bước thu hẹp khoảng cách giới. Công tác cán bộ nữ đã được đưa vào nghị quyết và chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể. Công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nữ được nhiều cấp, ngành quan tâm hơn.
 Đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban VSTBPN tỉnh tặng hoa cho đại biểu tham dự buổi gặp mặt, giao lưu với phụ nữ làm việc ở lĩnh vực đặc thù. Ảnh: K.N.B
Đồng chí Kpă Thuyên-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban VSTBPN tỉnh tặng hoa cho đại biểu tham dự buổi gặp mặt, giao lưu với phụ nữ làm việc ở lĩnh vực đặc thù. Ảnh: internet
Ban VSTBPN các cấp cũng thường xuyên triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, phòng-chống bạo lực trên cơ sở giới. Thường xuyên tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng-chống bạo lực gia đình và Chương trình quốc gia về phòng-chống bạo lực gia đình cùng các văn bản pháp luật liên quan khác.
* P.V: Trên thực tế, việc đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ ở tỉnh ta vẫn chưa hết thách thức. Quan điểm của đồng chí như thế nào về nhận định này?
- Đồng chí KPĂ THUYÊN: Đúng là cùng với những kết quả đạt được, tỉnh ta vẫn còn không ít khó khăn, thách thức trong đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ. Khoảng cách giới vẫn còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Theo thống kê, phụ nữ thường dành thời gian làm việc nhà, chăm sóc con cái cao hơn nam giới từ 2 đến 2,5 giờ/ngày. Ngoài ra, đời sống của một bộ phận phụ nữ còn khó khăn, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số; nhận thức của xã hội và bản thân phụ nữ về bình đẳng giới còn hạn chế. Về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, phụ nữ, trẻ em gái nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số ít có cơ hội học tập và chăm sóc sức khỏe; vấn đề tảo hôn, nạn phân biệt đối xử và ngược đãi phụ nữ vẫn còn xảy ra. Trong năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 373 vụ bạo lực gia đình, trong đó bạo lực liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái chiếm khoảng 58%; số vụ bạo hành về tinh thần là 160 vụ. 
* PV: Vậy theo đồng chí phải làm gì để xóa bỏ những hạn chế trong thực hiện công tác bình đẳng giới và VSTBPN, nhất là tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái?         
- Đồng chí KPĂ THUYÊN: Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện đối với công tác bình đẳng giới, tỉnh ta phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, trước hết các ngành, địa phương cần tổ chức hiệu quả “Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng-chống bạo lực trên cơ sở giới”. Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em và các quy định liên quan, đồng thời lồng ghép chương trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới.
Theo tôi, quyền bình đẳng của phụ nữ có thể được thực hiện bắt đầu từ chuyện chia sẻ những việc “không tên”, không được trả lương trong gia đình, tăng thời gian học tập, tham gia các hoạt động, công tác xã hội. Bên cạnh đó, các đơn vị, địa phương đẩy mạnh truyền thông, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội tham gia-thụ hưởng trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng với đó, chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác cán bộ nữ; xử lý hiệu quả các vấn đề xã hội như mất cân bằng giới tính khi sinh, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Tổ chức các diễn đàn đối thoại, hội thảo, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian diễn ra Tháng hành động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, đấu tranh, ngăn chặn bạo lực gia đình; điều tra xử lý nghiêm minh đối với các vụ việc liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, các vụ bạo hành, quấy rối tình dục, hiếp dâm phụ nữ và trẻ em gái.
* P.V: Xin cảm ơn đồng chí!
 ĐINH YẾN (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.