Chữa bệnh bằng gieo quẻ, cúng bái: "Thần y" công khai... khám chui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chân dung ông lang tự phong Bần Tức Phú.
Chân dung ông lang tự phong Bần Tức Phú.
Dù thừa nhận những gì đang xảy ra quanh câu chuyện bốc thuốc chữa bệnh của ông Nguyễn Văn Bần (SN 1970, trú thôn Khuyến Thiện, xã Lương Tài, huyện Văn Lâm) là nhức nhối, song đến nay, nhiều cấp chức năng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa tìm được giải pháp ngăn chặn triệt để bởi ông Bần luôn tìm đủ mọi cách để hợp thức hóa hoạt động của mình.
Bệnh gì cũng khỏi?!
Thời gian gần đây, thông tin về một vị “thần y” tên Bần quê ở Hưng Yên, có khả năng chữa khỏi tất thảy các chứng bệnh, kể cả chứng nan y mà bệnh viện đã trả về, khiến nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối như chết đuối vớ được cọc. Vì chút hy vọng cuối cùng đó, mỗi ngày, vẫn có hàng chục người không quản ngại tình trạng sức khoẻ kiệt quệ hay đường xá xa xôi kéo đến nhà “thầy” Bần để xì xụp khấn vái mong kéo dài sự sống.
Một ngày cuối tháng 8.2018, theo thông tin được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội, PV Báo Lao Động tìm đến thôn Khuyến Thiện, xã Lương Tài, huyện Văn Lâm - nơi ông Nguyễn Văn Bần cư ngụ và hành nghề. Vừa về đến đầu làng, hỏi nhà “thầy” Bần, ai ai cũng biết. Cánh xe ôm là rôm rả hơn cả, liên tục đề nghị được dẫn đường vào tận nhà và chỉ cần “xin mấy nghìn uống nước”. Một số người thậm chí còn có trên tay tấm danh thiếp khổ lớn của ông Phú, ghi rõ: “Thầy lang Bần Tức Phú ở miếu người Tàu, chuyên chữa trị các bệnh mà bệnh viện trả về, chữa nhiều nơi không khỏi. Ngày rằm và mồng một nghỉ chữa bệnh”.
Vậy nhưng khi dò hỏi về năng lực của “thầy” Bần thì ngược lại, ngoài cánh xe ôm mau mồm mau miệng, còn lại chẳng ai biết. Nhìn chúng tôi bằng ánh mắt có phần nghi ngại, người dân nơi đây bảo, không chỉ ở thôn Khuyến Thiện mà cả huyện Văn Lâm này, chẳng có mấy ai được kiểm chứng khả năng chữa bệnh thực sự của ông Nguyễn Văn Bần.
“Trên mạng có bài quảng cáo được chia sẻ nhiều lắm, đại ý là có một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn lên não, hạch trong phổi và cổ, đến ông Bần cắt thuốc. Qua 3 tháng, người bệnh từ chỗ gầy gò, ốm yếu, chờ chết đã khỏi. Nhưng chúng tôi không tin. Dân làng này thậm chí huyện này, có ai tới chữa bao giờ đâu vì toàn mấy lá cây từ đâu mang về, trăm bệnh đều một thang thuốc. Lại còn cúng bái tùm lum…” ông Phạm Văn H (62 tuổi) - một người dân xã Lương Tài - chia sẻ.
Theo quan sát của PV, ông Bần và gia đình sống trong căn nhà 3 tầng khang trang có dáng dấp của một biệt thự nhỏ. Quanh sân nhà, xe máy, ôtô dựng kín sân nhưng chủ yếu đeo biển ngoại tỉnh. Lúc chúng tôi đến, ông Bần ngồi bệ vệ giữa căn phòng khám rộng chừng 20m2, xung quanh hàng chục người ngồi chờ đợi tới lượt thăm khám, ai cũng đắm đuối một ánh mắt nể phục, có người thậm chí còn chắp tay lẩm nhẩm khấn cầu.
Ngồi cạnh ông Bần là bà Nguyễn Thị Hậu - vợ ông, chuyên làm công việc tâm linh. Trước khi được ông Bần bắt mạch kê đơn, bệnh nhân phải qua “cửa” bà Hậu. Thông thường, bà Hậu sẽ đề nghị người nhà bệnh nhân chuẩn bị một mâm để tươm tất để dâng cúng ở ngôi miếu ngay trước cửa nhà. Vừa xì xụp cúng bái, bà Hậu vừa gieo quẻ âm dương. Nếu “bề trên” cho phép, ông Bần sẽ tiến hành bắt mạch, chữa trị. Có điều lạ, hầu như bệnh nhân nào cũng được “bề trên” đồng ý. Vì tung một lần không được, bà Hậu liền tung lần 2, rồi lần 3 đến khi được mới thôi...
Tranh thủ dò hỏi một bệnh nhân là bà Phạm Thị Lý (trú tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Bà Lý bị ung thư vú đã được điều trị ở nhiều bệnh viện. Nhưng nghe đến thầy Bần có thể chữa được khỏi bệnh bà đã theo thầy được 1 năm nay. Với mức giá khoảng 300.000 đồng một thang thuốc, mỗi tháng ba thang. “Có bệnh phải vái tứ phương, cứ nghe tin ở đâu có thầy tốt là tôi tìm đến. Cũng theo thầy ngót 1 năm rồi nhưng hôm rồi đưa bố đi chiếu chụp lại cũng chưa thấy chuyển biến gì. Nhưng “thầy” bảo phải kiên trì thì bệnh mới khỏi, không kiên trì, bỏ giữa chừng thì thành... công cốc nên chúng tôi vẫn cố” - bà Lý nói.
Những thêu dệt kỳ dị
Qua tìm hiểu từ người dân địa phương, được biết, trước khi gắn lên mình mác “thần y” có khả năng chữa “bách bệnh tiêu tan”, ông Bần từng có quãng thời gian đi bộ đội. Sau ngày ra quân, ông làm đủ thứ nghề để mưu sinh như chạy xe ôm và làm đậu phụ. Một ngày nọ, cơ duyên đưa đẩy ông Bần gặp gỡ và theo học được một vài công thức của một lang y người Trung Quốc. Bắt đầu kể từ đó, ông Bần rời xa những công việc tay chân và “hiên ngang” bước vào ngành y cao quý với tên gọi là “Bần Tức Phú”.
Người dân nơi đây cũng nhắc nhiều đến một giả thuyết khác. Đó chính là ngôi miếu trong khuôn viên nhà ông đã phù trợ cho ông, giúp ông có được khả năng khám chữa bệnh hơn người như vậy. Hiện, ngôi miếu cũ đó vẫn còn nhưng ông Bần xây bện cạnh ngôi miếu mới để làm chỗ cúng lễ, xin với thần linh chữa bệnh cho người dân. Kể từ ngày ông Bần nhận mình có khả năng chữa bệnh, đến nay cũng ngót 10 năm nhưng tiếng tăm của ông Bần cũng mới nổi như cồn cách đây vài năm.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Ngọc Tỉnh - Trưởng thôn Khuyến Thiện - cho hay: “Cho đến nay, trên địa bàn chưa có trường hợp nào bị bệnh hiểm nghèo để ông Bần khám chữa, từ đó chúng tôi chưa thể kiểm chứng được khả năng của ông Bần. Do ông Bần cũng không treo biển hiệu ở nơi khám chữa bệnh, nên chính quyền địa phương cũng không thể tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật”.
Còn ông Bùi Quang Trung - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên - thì cho hay, việc ông Bần khám chữa bệnh tại nhà là một vấn đề tương đối nhức nhối đã kéo dài lâu nay nhưng địa phương chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Theo ông Trung, vừa qua, Sở Y tế đã phối hợp cùng UBND huyện Văn Lâm tiến hành kiểm tra cơ sở của ông Bần và khẳng định ông Bần không có bất cứ bằng cấp, chứng chỉ nào về y học nên đã ra văn bản cấm cơ sở của ông Bần hoạt động, tuy nhiên theo như người dân phản ánh thì mỗi ngày bệnh nhân đến thăm khám tại đấy vẫn rất đông.
“Ông Bần vẫn có cách để “lách luật” khi không treo biển khám chữa bệnh tại nhà. Thêm nữa, khi được cơ quan chức năng hỏi, bệnh nhân họ cũng chỉ nói họ đến cúng bái ở ngôi đền trước cửa nhà ông Bần chứ không đến bắt mạch kê đơn. Việc này liên quan đến tín ngưỡng của mỗi người nên cũng rất khó để giải quyết” - ông Trung nói.

Theo ông Bùi Quang Trung - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên: Việc ông Bần khám chữa bệnh tại nhà là một vấn đề tương đối nhức nhối đã kéo dài lâu nay nhưng địa phương chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

 
 Trăm thứ bệnh, một thang thuốc
Theo quan sát của PV, bệnh nhân đông với đủ chứng bệnh và biểu hiện khác nhau nhưng bệnh nào thì lang Bần cũng kê một loại thuốc na ná nhau. Tất cả các thứ thuốc đó theo quan sát, vốn là những lá cây, rễ cây được bỏ trong gian phòng nhỏ phía sau, với ngổn ngang xô nhựa cáu két. Mỗi một thang thuốc trị bệnh thông thường ông Bần bán ra có giá từ 300.000 đồng. Còn những thang được quảng cáo là “tiêu trừ” bệnh ung thư, đặc trị các trường hợp bệnh viện trả về thì có giá cao hơn: từ 500.000 đồng. Thuốc phải được uống thuốc theo đúng chỉ dẫn là 3 ngày/một thang thuốc.

Nhóm phóng viên Bạn đọc (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.