Chủ tịch xã bị bắt vì 'thiếu trách nhiệm' trong dự án thủy lợi hơn 4.400 tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 11/10, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã phối hợp với Viện KSND cùng cấp thi hành lệnh bắt tạm giam ông Đỗ Văn Hưu (49 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND xã Cư ELang, huyện Ea Kar để tiếp tục điều tra về hành vi 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng' và 'Lợi chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ'.
 
Cơ quan điều tra đọc lệnh đọc tạm giam bị can Đỗ Văn Hưu (áo trắng)
Ông Đỗ Văn Hưu trước đó cũng đã bị khởi tố và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hành vi nêu trên vì có liên quan đến dự án nghìn tỷ làm hồ Krông Pắk Thượng.
Vào tháng 8/2018, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 cán bộ địa chính xã Cư ELang gồm: Lê Thành Nguyên (36 tuổi), Hoàng Trọng Nghĩa (35 tuổi) và Lê Sơn (35 tuổi) để điều tra về hành vi “Lợi chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
 
Dự án hồ Krông Pắk thượng đội vốn, đến nay vẫn chưa hoàn thành
Đến ngày 31/8/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 6 bị can (đều là vợ chồng) vì đã có hành vi “giúp sức” cho 3 cán bộ địa chính xã này trục lợi tiền đến bù dự án nghìn tỷ hồ Krông Pắk thượng.
Các bị can bị khởi tố bao gồm: ông Y Thoai Byă (trú tại buôn Ea Rớt, xã Cư Elang) và vợ H’blut Niê đã giúp sức cho bị can Hoàng Trọng Nghĩa và Lê Sơn (nguyên cán bộ địa chính xã Cư Elang) đứng tên trên thửa đất số 29, tờ bản đồ số 13 để chiếm đoạt số tiền gần 1,2 tỷ đồng. Sau khi nhận được số tiền này, 2 cán bộ địa chính cho ông Thoai Byă 300 triệu đồng.
Y Thiên K’tla và vợ H’Nut Byă (trú tại buôn Vân Kiều) đã giúp bị can Lê Thành Nguyên (nguyên cán bộ địa chính xã Cư Elang) nhận hộ hơn 1,1 tỷ đồng tại thửa 34, tờ bản đồ 13. Sau đó được cán bộ địa chính cho hưởng lợi 36 triệu đồng.
Y Vem Byă và vợ là H’Nĩ Niê (buôn Ea Rớt, xã Cư Elang) đã giúp sức cho bị can Hoàng Trọng Nghĩa và Lê Sơn đứng tên thửa đất số 24, tờ bản đồ số 13, chiếm đoạt số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Sau đó, 2 cán bộ địa chính này chia cho cặp vợ chồng ông Y Vem Byă 185 triệu đồng.
Dự án Hồ Krông Pắk Thượng được Bộ NN-PTNT phê duyệt lần đầu vào ngày 15/5/2009 với tổng mức đầu tư từ 2.993 tỉ đồng, được điều chỉnh lên 4.421 tỉ đồng (năm 2018). Thế nhưng, dù đội vốn “khủng” nhưng hơn 10 năm qua, dự án này “nhập nhèm” chưa xong, do liên quan đến giải phóng mặt bằng.
Vũ Long (Tiền Phong)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.