Chư Sê tiềm năng và phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Chư Sê nằm về phía Nam tỉnh Gia Lai, cách TP. Pleiku 38 km, có 2 tuyến quốc lộ 14 và quốc lộ 25 thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện lân cận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên.

Vùng kinh tế động lực trọng điểm của tỉnh

 

Một góc thị trấn Chư Sê.
Một góc thị trấn Chư Sê.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, Chư Sê được thiên nhiên ban tặng cho một vùng đất bazan rộng lớn, khí hậu ôn hòa tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu.

Hiện nay huyện Chư Sê có gần 3.000 ha hồ tiêu, với trên 2.000 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Hồ tiêu Chư Sê đạt chất lượng đảm bảo xuất khẩu, hiện đã có thương hiệu nổi tiếng “Hồ tiêu Chư Sê”, có hàng chục quốc gia đang sử dụng hồ tiêu đến từ Chư Sê.

Đối với cây cà phê, là cây trồng chủ lực từ nhiều năm nay, với 8.300 ha được trồng trong nhân dân và các nông trường cà phê, như Công ty Cà phê tỉnh và Nông trường Cà phê Ia Ko đã góp phần tạo việc làm cho người dân, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện.

Cây cao su, trên địa bàn huyện đã có 7.600 ha đưa vào khai thác có hiệu quả đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động tại chỗ và thu hút người lao động từ nhiều địa phương khác đến lập nghiệp, sinh sống; lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trên lĩnh vực phát triển công nghiệp-thương mại-dịch vụ, thu hút đầu tư mạnh mẽ xứng đáng là vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh Gia Lai. Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 tiếp tục xác định, cho thấy vùng kinh tế động lực này có sức lan tỏa ra các vùng miền lân cận tạo được liên kết giao thương hàng hóa giữa sản xuất-lưu thông-tiêu dùng.

 

Hồ tiêu Chư Sê.
Hồ tiêu Chư Sê.

Những năm qua, huyện đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là thu hút đầu tư, quảng bá các tiềm năng của huyện nhà, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Từ những thành quả trên, ngày 12-2-2015 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 210/QĐ-BXD về công nhận thị trấn Chư Sê lên đô thị loại IV. Đây là sự ghi nhận của các cấp, các ngành đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Chư Sê và là tiền đề quan trọng để Chư Sê tiến lên thành thị xã trong tương lai không xa.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên tại chỗ, việc thu hút đầu tư được huyện quan tâm. Huyện đã mời gọi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, với hàng chục dự án lớn nhỏ, như nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận-TP. Hồ Chí Minh, Công ty Sản xuất Cà phê-Hồ tiêu chất lượng cao, Công ty Cà phê Tây Nguyên, nhà máy chế biến rác thải phục vụ cho nhu cầu của địa phương và các vùng lân cận... và các doanh nghiệp tiềm năng đang trong quá trình tìm hiểu về mảnh đất Chư Sê.

Trong nội thị, trên trục đường trung tâm, hiện có 8 chi nhánh ngân hàng đang hoạt động, với tổng mức dư nợ bình quân hơn 2.000 tỷ đồng đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân và doanh nghiệp. Tiềm năng và thế mạnh của Chư Sê được minh chứng bằng hành trình phát triển lâu dài và bền vững. Các chi nhánh ngân hàng bằng nguồn vốn đầu tư của mình đã nâng thêm đôi cánh cho sự phát triển của Chư Sê.

Du lịch bước đầu phát huy được hiệu quả bởi công trình thác Phú Cường (du lịch sinh thái) bắt đầu đi vào khai thác; hồ Ayun Hạ mênh mông đại ngàn, là nơi du ngoạn thường xuyên của du khách trong và ngoài tỉnh. Hơn nữa, Chư Sê là mảnh đất có nhiều tiềm năng khoáng sản trong lòng đất dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu cho công nghiệp và kể cả đá cảnh, đá bán quý rất có giá trị.

Định hướng trở thành thị xã trong tương lai gần

Để đạt mục tiêu phát triển về mọi mặt và được công nhận thị xã trong tương lai gần, lãnh đạo huyện Chư Sê đặt mục tiêu chung là duy trì mức tăng trưởng ổn định và bền vững, gắn kết phát triển kinh tế nông nghiệp với thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ; mở rộng ngành nghề ở nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Thác Phú Cường.
Thác Phú Cường.

Tập trung mọi nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư.

Trong đó chú trọng các nội dung chủ yếu như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, theo chỉ tiêu năm 2015: nông-lâm nghiệp 37%; công nghiệp-xây dựng 31,8%; thương mại-dịch vụ 31,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,3%.

Đối với cây công nghiệp đã là đặc sản của Chư Sê như: hồ tiêu, cà phê, cao su, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo đầu tư, giữ vững ổn định diện tích và tăng năng suất tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Tiếp tục thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, rà soát bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí còn thiếu cho thị xã tương lai, như nâng cấp hạng mục điện chiếu sáng, khu xử lý rác thải, mở rộng các tuyến đường, trồng cây xanh vỉa hè, công viên, khu vui chơi, thể thao… và phấn đấu đưa Chư Sê lên thị xã vào năm 2017; chỉ đạo xây dựng các công trình trọng điểm của huyện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng tạo điểm nhấn đặc thù của Chư Sê.

Chỉ đạo rà soát, bảo tồn các thiết chế văn hóa của dân tộc Tây Nguyên, như cồng chiêng Tây Nguyên, các lễ hội đặc trưng của các dân tộc; khai thác tiềm năng du lịch bản địa, du lịch sinh thái…

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm cho nhân dân hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không còn nghe và làm theo những lời dụ dỗ, kích động của bọn phản động mà chí thú làm ăn, ổn định cuộc sống; tăng cường các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, đường liên xã.

Nguyễn Hồng Linh
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null