Chư Sê đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2013, Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng cơ bản huyện Chư Sê được giao xây dựng 27 công trình; trong đó xây dựng mới 24 công trình và 3 công trình chuyển tiếp từ năm 2012; tổng vốn đầu tư hơn 33,877 tỷ đồng.

Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương 7,756 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục 2,63 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 2,549 tỷ đồng và ngân sách huyện 20,242 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 7-2013, 3 công trình chuyển tiếp đã hoàn thành nghiệm thu và bàn giao cho các đơn vị đưa vào sử dụng là Trường THCS Hoàng Hoa Thám xã Bar Maih, đường Mạc Thị Bưởi và đường Hùng Vương thị trấn Chư Sê. Các công trình xây dựng mới được khởi công theo đúng tiến độ, công tác giải ngân đạt trên 62% kế hoạch.

 

Ảnh: Anh Khoa
Ảnh: Anh Khoa

Giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng cần tập trung giải quyết dứt điểm để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng vì từ trước đến nay, công tác giải phóng mặt bằng thường gặp cản trở nhiều từ phía người dân.

Điển hình như công trình xây dựng Trường Mẫu giáo Hoa Hồng tại thị trấn Chư Sê khi đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá UBND tỉnh ban hành thì người dân không đồng tình vì cho rằng giá đền bù thấp hơn so với giá hiện tại. Sự việc kéo dài và mới giải quyết xong đang trình chỉ định thầu thi công.

Hoặc công trình đường Nguyễn Chí Thanh tại thị trấn Chư Sê, được đầu tư từ nguồn vốn của tỉnh năm 2012, tổng chiều dài 2,6 km, nhưng mới thi công được 2/3 đoạn đường thì dừng lại do vướng đền bù giải phóng mặt bằng. Các hộ dân sinh sống tại tuyến đường này muốn đền bù đất liền kề theo khu dân cư, nhưng nếu áp giá đền bù này thì kinh phí khá lớn, huyện không kham nổi; trong khi đó nguồn vốn của tỉnh đã cắt vào cuối năm ngoái.

Một khó khăn nữa trong công tác xây dựng cơ bản tại huyện Chư Sê hiện nay là thiếu vốn để xây dựng các công trình đã được phê duyệt đầu tư. Điển hình như Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Chư Sê đã có chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng trường nhằm giảm tải trước khi bước vào năm học mới. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng về phía huyện đã hoàn tất nhưng tỉnh không bố trí vốn nên không thể đầu tư xây dựng. Về vấn đề này, lãnh đạo huyện Chư Sê tiếp tục xin tỉnh bố trí vốn năm 2014 để xây dựng nhằm giảm tải cho nhà trường như thời điểm hiện tại.  

Ông Trịnh Xuân Quý- Trưởng ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng cơ bản huyện Chư Sê cho biết: Tất cả các công trình đầu tư xây dựng cơ bản đến 31-12 năm nay phải hoàn thành và đưa vào sử dụng theo cam kết ban đầu giữa chủ đầu tư và các đơn vị thi công. Riêng đối với các công trình là trường học phải hoàn thành và đưa vào sử dụng trước khai giảng năm học mới 2013-2014.

Nhờ công tác chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, lựa chọn nhà thầu có năng lực cũng như tiềm lực về tài chính thi công nên hầu hết các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện hoàn thành theo đúng tiến độ.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.