Chư Păh huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân để đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, toàn huyện đã có 8/12 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.
Làng Hreng (xã Hòa Phú) có 269 hộ với 1.017 khẩu, 100% dân số là đồng bào dân tộc Jrai. Năm 2020, làng Hreng được xã Hòa Phú chọn làm điểm xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, làng đã được UBND huyện công nhận đạt chuẩn NTM. Ông Rơ Châm Khoan-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hreng-cho biết: Có được kết quả này, ngoài sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương thì còn có sự nỗ lực rất lớn của người dân. Trước khi triển khai làm đường giao thông nông thôn, làng tổ chức họp dân, bàn bạc để thống nhất kinh phí đóng cũng như vận động các hộ dân hiến đất, tự nguyện tháo dỡ hàng rào.
“Gia đình tôi gương mẫu di dời hàng rào, hiến 50 m2 đất và đóng góp 1 triệu đồng để làm đường. Đến nay, làng đã làm được hơn 4 km đường bê tông. Dự kiến trong năm 2022, chúng tôi sẽ làm thêm 2,2 km nữa”-ông Khoan chia sẻ. Cùng quan điểm, ông Rơ Châm Beoh cho hay: Mở rộng đường giao thông là việc làm hết sức cần thiết. Do vậy, sau khi được vận động đóng góp ngày công, hiến đất để mở đường thì gia đình ông đồng ý ngay. “Gia đình tôi tự nguyện hiến 50 m2 đất, tháo dỡ hàng rào để mở rộng đường”-ông Beoh vui vẻ nói.
Nhờ huy động nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu năm 2021, xã Hòa Phú được công nhận đạt chuẩn NTM. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thành Long cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước cùng sự chung sức chung lòng của người dân nên địa phương hoàn thiện các tiêu chí NTM. Trong đó, nổi bật là người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công lao động để mở rộng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa.
Ông Rơ Châm Khoan (bìa phải)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hreng (xã Hòa Phú) trao đổi với người dân về triển khai làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Gia Linh
Ông Rơ Châm Khoan (bìa phải)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hreng (xã Hòa Phú) trao đổi với người dân về triển khai làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Gia Linh
Xã Ia Phí còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17%, thu nhập bình quân đầu người 19 triệu đồng/năm. Song khi xã phát động triển khai xây dựng NTM thì người dân đều đồng thuận thực hiện. Đến nay, xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí giao thông. Chủ tịch UBND xã Rơ Châm Laoh cho hay: Trước đây, trên địa bàn xã còn nhiều đường đất, vào mùa khô thì bụi bẩn, mùa mưa thì lầy lội khiến việc đi lại rất khó khăn. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, xã đã vận động người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn. Đến nay, 100% trục đường thôn, làng và đường liên thôn được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 97% đường ngõ, xóm không lầy lội vào mùa mưa. Hiện xã đã đạt tiêu chí giao thông theo quy định.
Ông Cao Việt Lĩnh-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của người dân về vai trò chủ thể của mình từng bước được nâng cao; kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực nông thôn từng bước được đầu tư nâng cấp, nhất là hệ thống đường giao thông trục xã, liên xã ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.
Theo ông Lĩnh, giai đoạn 2011-2021, toàn huyện đã đầu tư làm mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa đảm bảo cứng hóa đường giao thông nông thôn với chiều dài hơn 310 km. Đến nay, đường trục thôn, làng được cứng hóa đạt 86,53%, đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa đạt 84,65%, tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 76,03%. Hiện có 8/12 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông gồm: Ia Nhin, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Hòa Phú, Chư Đang Ya, Đak Tơ Ve, Hà Tây, Ia Phí. Toàn huyện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn NTM.  
GIA LINH

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.