Chủ động, trách nhiệm và uy tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cam kết mạnh mẽ về chống biến đổi khí hậu, những thỏa thuận nhiều tỷ USD, dồn dập các cuộc gặp với lãnh đạo, trưởng đoàn các nước, gặp gỡ kiều bào… Hàng loạt hoạt động trong chuyến thăm châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 31-10 đến ngày 5-11-2021 đánh dấu bước đi thành công tiếp theo của đối ngoại Việt Nam.
Tại Hội nghị thượng đỉnh COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều đó cho thấy, mặc dù là nước đang phát triển song Việt Nam đã không đứng ngoài các vấn đề lớn của thế giới, không thỏa hiệp với những hoạt động bất lợi cho môi trường và không để mình tụt hậu trên con đường phát triển bền vững. 
Một Việt Nam luôn chủ động, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế tiếp tục được thể hiện thông qua những cam kết này, trong khi Việt Nam thuộc nhóm nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward, trong tuyên bố ra sau phát biểu của Thủ tướng, đã khẳng định: Vương quốc Anh rất ấn tượng với những cam kết của Việt Nam và mong muốn hợp tác với Việt Nam thực hiện các cam kết này.
Ở khía cạnh song phương, Thủ tướng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi với các vị nguyên thủ, thủ tướng, trưởng đoàn các nước tham dự COP26. Lãnh đạo các nước đều hoan nghênh cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam và mong muốn thúc đẩy các phương thức mới để tăng cường quan hệ song phương nhằm làm chuỗi cung ứng quốc tế không bị đứt gãy hay suy yếu. Nhiều thỏa thuận kinh tế trị giá hàng tỷ USD đã được ký kết ở Anh, cho thấy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển; và ở Pháp, quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa gắn bó, được thử thách với Việt Nam.
Những kết quả thực chất đó là những cú hích đáng kể, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, xuất khẩu, mở rộng lĩnh vực và đưa hợp tác song phương đi vào chiều sâu. Người dân Việt Nam, người dân Anh, Pháp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc hợp tác này. Từ đó cũng cho thấy, ngoại giao đa phương và song phương của Việt Nam đã được kết hợp nhuần nhuyễn, thúc đẩy lẫn nhau, góp phần củng cố uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, uy tín, vị thế của đất nước đã củng cố lòng tin của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
“Ngoại giao vaccine” là khái niệm mới nổi lên trong thời kỳ đại dịch, song đây là một ưu tiên mới và có thể coi là một thành công lớn của Việt Nam khi nhận được hỗ trợ hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 từ các nước và tổ chức quốc tế thời gian qua, cũng như trong chuyến thăm này. Một lần nữa, thách thức mới của thế giới cho thấy không nước nào có thể tự mình ứng phó với đại dịch mà thiếu sự hợp tác quốc tế.
Số lượng vaccine viện trợ, hay những cam kết hợp tác mới về vaccine với Tập đoàn Astra Zenecca của Anh quốc cho thấy sự tin tưởng vào năng lực của Việt Nam, vào quyết tâm phòng chống dịch của Việt Nam, nhất là việc chuyển hướng chiến lược chống dịch một cách kịp thời, cộng hưởng với các nỗ lực ứng phó đại dịch của cộng đồng quốc tế. Không chỉ là viện trợ vaccine mà còn viện trợ thiết bị y tế, hợp tác nghiên cứu sản xuất thuốc và vaccine các loại…
Từ đó, Việt Nam sẽ càng chủ động trong ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác, hay có thêm kinh nghiệm ứng phó các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Báo L’Humanité đã có bài viết, trong đó nhận định, vai trò và vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, đóng vai trò nòng cốt trong quan hệ giữa châu Á và châu Âu. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là một minh chứng.
Có thể khẳng định, trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp vừa qua, các hoạt động ngoại giao của Việt Nam vẫn diễn ra linh hoạt, hiệu quả.
Từ việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 38, 39 và các hội nghị liên quan, tiếp theo là chuyến thăm châu Âu lần này, sau chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng mới thăm châu Âu chỉ vài tuần trước, đến việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Cuba và dự Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 76 tại Mỹ cùng nhiều hoạt động khác ở Mỹ…
Tất cả cho thấy sự thành công của đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại” mà Việt Nam xác định.
MỸ AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.