Chư Đang Ya: Đa dạng hóa phương thức tập hợp phụ nữ tôn giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là địa phương có hội viên phụ nữ tôn giáo chiếm tỷ lệ cao, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã có sáng kiến triển khai các mô hình thiết thực giúp phụ nữ sống tốt, đời đẹp đạo, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên thực hiện thắng lợi các cuộc vận động và phong trào thi đua.
Chị Quách Thị Thùy Trang-Chủ tịch Hội LHPN xã-cho biết: Toàn xã có 802 hội viên phụ nữ sinh hoạt tại 7 chi hội, trong đó, 79% là hội viên theo tôn giáo. “Việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là hoạt động trọng tâm của Hội những năm qua nhằm thu hút, tập hợp phụ nữ tôn giáo. Để giúp hội viên nghèo làm chủ hộ, các cấp Hội tiến hành rà soát, thống kê số lượng và có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ phù hợp như: thành lập tổ tiết kiệm tín dụng, tổ hùn vốn xoay vòng, xây nhà “Mái ấm tình thương” giúp phụ nữ khó khăn an cư lạc nghiệp”-chị Trang cho biết.
5 năm qua, Hội LHPN xã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện cho 212 lượt chị em vay trên 8 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, 7 hội viên dân tộc thiểu số được giúp đỡ đã thoát nghèo bền vững. Các mô hình, câu lạc bộ phát huy hiệu quả thu hút đông đảo phụ nữ tham gia như: “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm từ 5 đến 10 triệu đồng”, “Phụ nữ nói không với túi ni lông và rác thải nhựa để bảo vệ môi trường”... Ngoài ra, chị em còn quyên góp, vận động xây dựng 2 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 96 triệu đồng.
Hội LHPN xã Chư Đang Ya tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ. Ảnh: Lương Minh
Hội LHPN xã Chư Đang Ya tổ chức truyền thông về bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ. Ảnh: Lương Minh
Bà A Nhưng (làng Xóa) kể: Trước đây, làng có 190 hộ nhưng có tới 31 hộ nghèo, 77 hộ cận nghèo. Phần lớn các chị em còn nhiều khó khăn do thu nhập không ổn định. Khi Chi hội triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, bà A Nhưng tích cực tuyên truyền, vận động chị em thực hiện. “Nghèo đói có một phần nguyên nhân là từ các hủ tục, lãng phí trong tổ chức việc cưới, lễ hội, tang ma. Nhất là chị em chưa có ý thức trong chi tiêu và lập kế hoạch tiết kiệm. Mình tuyên truyền làm sao để chị em thay đổi được suy nghĩ này, xóa bỏ các hủ tục. Bên cạnh đó, khuyến khích chị em học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ, tiếp thu cái mới, cách làm mới trong lao động sản xuất... Đến nay, làng Xóa đã là làng văn hóa. Hộ khá, giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm nhanh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững”-bà A Nhưng phấn khởi cho biết.
Mới đây, Chi hội Phụ nữ làng Xóa ra mắt Câu lạc bộ “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tập hợp những hội viên phụ nữ tôn giáo tự nguyện tham gia, góp sức cùng chính quyền địa phương xây dựng đời sống văn hóa. Theo bà A Nhưng, đây là nơi các thành viên gặp gỡ, trao đổi thông tin, tuyên truyền vận động chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ công dân. Cùng với đó, Chi hội xây dựng lối sống đạo đức, đẹp trong tinh thần bác ái yêu thương và đẹp trong nếp sống đạo.
Chị Siu Khin-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Yar-cho biết: Tùy điều kiện, đặc điểm mà mỗi làng có những mô hình, câu lạc bộ để tập hợp, thu hút đông đảo chị em tham gia, mọi người có điều kiện học hỏi lẫn nhau.  “Nhờ được tạo điều kiện phát triển sản xuất, đời sống khá lên nên chị em dần gắn bó với tổ chức Hội. 75/96 hội viên phụ nữ trong làng được vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội gần 3 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Chúng tôi còn vận động chị em tham gia các mô hình tiết kiệm, duy trì 3 tổ góp vốn xoay vòng với 20 thành viên. Bên cạnh đó, Chi hội thường xuyên hướng dẫn chị em cách sắp xếp bố trí vật dụng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Định kỳ, chúng tôi phát động dọn vệ sinh đường làng, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, vận động các gia đình thu gom rác thải, di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra xa nơi ở để thực hiện tiêu chí “5 không, 3 sạch” xây dựng nông thôn mới”-Chị Khin nói.
Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết thêm: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là “chìa khóa” để thu hút, tập hợp họ vào tổ chức Hội. Từ đó, các phong trào, hoạt động đều mang lại hiệu quả. Mô hình mang đậm dấu ấn của phụ nữ có thể kể đến như làng hoa dã quỳ dưới chân núi lửa Chư Đang Ya. Không chỉ góp sức trồng con đường hoa đón chào du khách, phụ nữ làng Ia Gri còn trồng hoa và cây xanh trong không gian sinh sống, quanh vườn nhà tạo nên một ngôi làng tươi đẹp dưới chân ngọn núi du lịch. Phụ nữ các làng còn lan tỏa tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo bằng những mô hình liên kết phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
NGUYÊN BÌNH - LƯƠNG MINH

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.