Chốn đi về bình yên ngập tràn hoa trái ai cũng mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Mình tìm về khu vườn nên thơ để tận hưởng và kiềm chế sự bốc đồng của bản thân, để tự hiểu mình, yêu cuộc sống của chính mình và gia đình nhiều hơn, để biết rằng niềm vui và hạnh phúc đến từ những thứ bình dị.
 

 

“Mỗi khi ngồi trong khu vườn nhỏ với một lọ hoa trên bàn, với chiếc bánh tự làm, với tách trà hoa hồng, cúc của vườn tự sấy, với một cuốn sách đang đọc dở... mình thấy cuộc sống thực sự ý nghĩa, nhẹ nhàng, thư thái” - đó làm cảm nhận của chị Thùy Anh (Hà Nội) khi ngồi trong khu vườn thơ mộng của mình.
 

 

Mặc dù ngày nào cũng mất 30 phút lái xe đi làm trong nội thành Hà Nội nhưng chị vẫn luôn hài lòng với chốn bình yên ở ngoại thành, nơi tách biệt với cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp phía bên kia cầu.
 

 

Đối với chị, ngôi nhà ngoại thành với diện tích khu vườn chiếm đến 2/3 tổng diện tích nhà là nơi để bản thân thỏa mãn niềm đam mê với cây cối.
 

 

Chị Thùy Anh kể, chị được thừa hưởng niềm đam mê ấy từ bố mẹ, bố chị thích trồng bonsai còn mẹ là một người yêu hoa. Chính bởi vậy, 30 năm qua, chị lớn lên trong ngôi nhà bốn mùa xanh tươi, tràn ngập màu xanh, sức sống của thiên nhiên.
 

 

“Mình thích cuộc sống yên bình, êm ả nên đối với mình cây cối, hoa lá như món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ nhỏ, môi trường sống của mình đã rất thanh bình nên dường như mình không thích những thứ hào nhoáng, không thích tiếp xúc quá nhiều với xã hội.
 

 

Hiện nay khu vườn nhà chị được phủ xanh bởi nhiều loại khác nhau như cây bonsai: đa, tùng, thông, me rừng, tùng la hán, xanh, si, ổi và tràn ngập màu sắc hoa 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
 

 

Chiếc bàn này là nơi chị thích nhất bởi ở đó chị có thể ngồi tận hưởng không gian thư thái. “Mùa xuân - hè, mình trồng giàn nho, giàn hồng, hoa giấy, hoa gium và các loại hoa theo mùa. Mùa thu - đông, mình trồng đào, hồng, mai, báo xuân, mắt ngọc, huệ nhung, ngọc trâm, dạ yến thảo, phong lữ, cẩm chướng, mắt ngọc...
 

 

Khu vườn chính là nơi mang lại cảm hứng cho chị trong hội họa, viết sách, nấu ăn. Chị Thùy Anh tâm sự, chị yêu thích tất cả những loài cây trong khu vườn muôn hoa ấy. Và để có khu vườn nên thơ như hiện nay, mỗi lần cắt tỉa, chăm sóc cây bonsai, hoa, chị đều dành tâm huyết, sự tập trung tỉ mỉ, kỹ lưỡng của mình vào trong đó.
 

 

“Trong thời đại công nghệ phát triển, người ta đều cố gắng thực hiện những ham muốn bất tận của bản thân, còn mình tìm về khu vườn nên thơ để tận hưởng và kiềm chế sự bốc đồng của bản thân, để tự hiểu mình, yêu cuộc sống của chính mình và gia đình nhiều hơn, để biết rằng niềm vui và hạnh phúc đến từ những thứ bình dị và giản đơn nhất” - Chị Thùy Anh nở nụ cười chia sẻ.
 

 

Tình yêu hoa, cây cối của chị được bồi đắp bởi tình yêu của bố mẹ dành cho thiên nhiên từ thuở nhỏ.
 

 

Bận rộn với công việc hành chính ở trong nội thành nhưng chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho khu vườn thân yêu của mình. Đối với chị, ngôi nhà phía bên kia cầu là nơi bình yên nhất sau những ngày làm việc căng thẳng.
 

 

Chị thường trồng những loại hoa theo mùa trong khu vườn.

Theo khampha

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.