Chợ cá rặt đồng mùa nước nổi ở miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa nước nổi đang về, chợ cá Kinh Ruột lại xuất hiện giữa cánh đồng Phú Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) giữa bốn bề mênh mông nước.

Năm nay, nước về sớm, nguồn cá đồng dồi dào, khiến cho cảnh mua bán càng tấp nập, rôm rả…

 

Cảnh buôn bán tại chợ cá đầu nguồn tấp nập, nhộn nhịp.
Cảnh buôn bán tại chợ cá đầu nguồn tấp nập, nhộn nhịp.

Chợ cá nằm ngay ngã tư sông Kinh Ruột (ấp Phú Thuận, xã Phú Hội, huyện An Phú). Theo những cao niên tại đây, thì chợ cá này được hình thành từ xa xưa, chủ yếu mua bán, trao đổi các mặt hàng đặc sản “rặt đồng” của mùa nước nổi, như: cá linh, cua đồng, rắn bông súng, cá sặc, cá rô,…

Anh Đỗ Tiến Dương (ấp Phú Thuận), phấn khởi: “Năm nay, nước về sớm hơn so với mọi năm, nên hơn tháng nay, ngày nào tôi cũng ra cánh đồng Phú Hội đặt dớn, lú,… từ 3 giờ sáng, sau đó mang cá ra đây bán lại cho thương lái. Ngày nào trúng mánh thì được 400 – 500 ngàn, còn hôm nào ít nhất thì cũng được 200 ngàn…”.

 

Năm nay, nước về sớm báo hiệu một mùa lũ
Năm nay, nước về sớm báo hiệu một mùa lũ "đẹp", với nguồn lợi thủy sản dồi dào.

Ghi nhận tại chợ, cảnh mua bán diễn ra từ khoảng 7 giờ sáng cho đến tận trưa (khoảng 12 giờ). Những chiếc ghe lớn của thương lái được neo đậu chắc chắn, sau đó các xuồng, võ lãi của người dân đánh bắt chở cá, cua, về đậu dọc theo và cân bán.

Do chỉ mới đầu mùa nước nổi, nên lượng cá chưa nhiều chủ yếu là cá linh. Giá cá linh hiện tại được thương lái thu mua với giá 35.000 đ/kg, sau đó được chở đi bán lại ở các chợ đầu mối Long Xuyên, Cần Thơ…

 

Thương lái chở cá đánh bắt từ các cánh đồng về chợ cá Kinh Ruột để bán lại cho thương lái.
Thương lái chở cá đánh bắt từ các cánh đồng về chợ cá Kinh Ruột để bán lại cho thương lái.

Bà Nguyễn Thị Thoa, một thương lái mua cá linh, cho biết: “Ngày nào cũng vậy, tôi chạy ghe lên đây thu mua khoảng vài trăm kí đến 1 tấn cá linh từ các hộ đánh bắt, sau đó chở về chợ đầu mối Long Xuyên bán lại. Sản vật ở đây toàn là đồ tự nhiên và cách mua bán ở đây vô cùng vui vẻ, hào sảng. Không có cảnh tranh cãi, mọi người hòa đồng, cởi mở…”.
 

Những em nhỏ theo cha, mẹ ra đồng mùa nước nổi.
Những em nhỏ theo cha, mẹ ra đồng mùa nước nổi.

Ông Nguyễn Văn Ràng - Phó ấp Phú Thuận, cho biết: “Cứ vào mùa nước nổi, bà con nơi đây lại chuẩn bị dụng cụ đánh bắt và ra đồng từ 2, 3 giờ sáng, sau đó mang cá ra chợ bán, cho đến khi trời đứng nắng thì lại về nhà nghỉ ngơi, chuẩn bị cho buổi sáng mai, tiếp tục công việc. Năm nay, nước có về sớm nhưng so ra, lượng cá tương đối ít hơn so với cùng kì, mong rằng đây đến cuối con nước (khoảng tháng 10 âm lịch), bà con sẽ thu được khoảng lợi lớn, để bù cho những năm lũ nhỏ trước đây…”.

Trần Lĩnh (Báo CAND)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.