Chính sách ưu việt vì dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Tiến tới miễn viện phí toàn dân".

Lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp gỡ các cán bộ công an chi viện chiến trường miền Nam hôm 8-4 làm nức lòng người dân.

Hai lĩnh vực thiết yếu đối với toàn dân và cũng là tiêu chí chính để đánh giá sự phát triển của một quốc gia là giáo dục và y tế. Những cải tiến hoặc chính sách vượt trội trong các lĩnh vực này sẽ tác động sâu rộng đến người dân và thường mang tính cải cách nhằm nâng cao mức sống của toàn xã hội. Chính sách miễn học phí cho tất cả cấp học phổ thông vừa được thông qua đã đánh dấu một bước phát triển mới của chính sách an sinh xã hội vượt bậc. Nay, chúng ta tiếp tục hướng tới mục tiêu miễn viện phí toàn dân.

Đất nước ta trải qua nhiều cuộc biến động nên cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội thường bị chậm trễ. Sau thời gian thống nhất đất nước, Việt Nam đã tăng tốc cải cách, phát triển kinh tế nhanh chóng để bắt kịp đà phát triển chung của thế giới. Những lĩnh vực liên quan chăm lo đời sống của người dân càng được chú trọng.

Từ năm 1992, Việt Nam đã ban hành Điều lệ về bảo hiểm y tế (BHYT), sau đó được luật hóa. Chỉ trong hơn một thập kỷ, các chính sách y tế được cải tiến liên tục: miễn viện phí cho các đối tượng chính sách; mở rộng BHYT tự nguyện để hướng tới BHYT toàn dân; miễn viện phí cho trẻ em mầm non... Thời điểm này, mục tiêu miễn viện phí toàn dân đã được đặt ra nhằm tiếp thêm những chính sách ưu việt vì cuộc sống của người dân.

Tiền đề để các chính sách an sinh nổi trội được thực hiện là nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh và vững chắc, nguồn thu ngân sách trù phú. Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao của thế giới. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao và đây chính là nguồn "tài nguyên mềm" cực kỳ quan trọng để chúng ta có thể bắt tay hợp tác và nâng tầm quan hệ với các quốc gia đối tác. Mặt khác, đất nước đang trải qua một cuộc cách mạng về cải tổ bộ máy hành chính toàn diện để bước vào thời kỳ phát triển mới nên các chính sách an sinh xã hội đang được hiện thực hóa, trong đó có y tế.

Miễn viện phí sẽ là những bước đầu cho quá trình cải tổ hệ thống y tế. Tiếp đó sẽ là hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, nâng chất lượng điều trị của hệ thống bệnh viện, kiện toàn hệ thống y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn dân...

"Sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật tất yếu trong vòng đời của con người. Nỗi khổ đau và ám ảnh về bệnh tật luôn không chừa một ai. Gánh nặng về y tế vì thế cũng luôn đè nặng tâm trí của từng con người, từng gia đình. Giảm được gánh nặng này cho người dân luôn là mục tiêu lớn của mọi quốc gia và mọi hình thái xã hội.

Chúng ta đang ở vào giai đoạn thời cơ tốt nhất để phát triển đất nước nên các chính sách vì dân, nâng cao mức sống toàn xã hội cũng bước vào giai đoạn có nhiều cơ hội cải cách. Cụ thể hơn, chính sách ưu việt về y tế và giáo dục chính là những thước đo ưu hạng cho các quốc gia, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà luôn chuẩn xác trong cả quá trình lịch sử của loài người.

Theo Phạm Hồ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.