Chiết nạp gas trái phép có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hành vi chiết nạp gas trái phép sẽ bị phạt tiền tới 100 triệu đồng. Việc sử dụng bình gas mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng.
 

 

Tại điều 54, dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) do Bộ Công Thương chắp bút để thay thế Nghị định 105/2011/NĐ-CP, Bộ này đã đề xuất phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi chiết nạp gas trái phép.

Nhìn chung, trong dự thảo mới nêu trên, các mức phạt liên quan đến các hành vi không bảo đảm an toàn trong việc sang, chiết, nạp, chất lượng bình gas (chai LPG)… đều được Bộ Công Thương đề xuất nâng lên so với quy định hiện hành.

Như đối với hành vi kinh doanh bình gas không niêm phong; niêm phong không đúng quy cách hoặc sử dụng bình gas mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng được đề xuất nâng khung phạt từ 10 - 20 triệu đồng như quy định hiện hành, lên mức 20 - 30 triệu đồng.

Tương tự, mức phạt đối với hành vi kinh doanh bình gas mini hoặc bình gas mini không được phép nạp lại; mua, bán, vận chuyển, tàng trữ bình gas không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… theo quy định hiện nay chỉ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng sẽ được đề xuất nâng lên thành 30 - 40 triệu đồng.

Hành vi bán bình gas không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc mua, bán gas và bình gas trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ cũng được đề xuất xử phạt 40 - 50 triệu đồng

Đặc biệt, dự thảo quy định phạt tiền từ 60 - 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu của bình gas trái phép, như: Thay chân đế, cắt quai xách; mài lô gô, thay đổi nhãn hiệu, seri; hàn gắn thêm kim loại; tráo đổi van đầu chai; và các hành vi trái phép khác làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu của bình gas. Nếu vi phạm các hành vi trên nhiều lần hoặc tái phạm còn bị buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh gas từ 18 - 24 tháng.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.