Chiếc ghế độc nhất vô nhị của 'vua voi'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thượng tá Đặng Minh Tâm được người bản địa yêu quý, đặt tên là K’Tâm. Ông sở hữu bảo tàng cá nhân về văn hóa – nghệ thuật Tây Nguyên vào loại lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam. Trong số hàng chục ngàn hiện vật mà ông sưu tầm có nhiều hiện vật liên quan đến voi, đặc biệt là chiếc ghế độc nhất vô nhị của “vua voi”.
Vì muốn góp phần lưu giữ linh hồn Tây Nguyên trước cơn bão “chảy máu cổ vật”, hàng chục năm qua, Thượng tá Đặng Minh Tâm, nguyên cán bộ Công an tỉnh Lâm Đồng, đã đi khắp các buôn làng để sưu tầm những hiện vật gắn liền với tín ngưỡng, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt… của các tộc người thiểu số bản địa. Một trong những cổ vật mà ông tâm đắc nhất là chiếc ghế của “vua voi”.
 
Trống da voi hàng trăm năm tuổi (ảnh nhỏ)
Trống da voi hàng trăm năm tuổi (ảnh nhỏ)
“Săn voi là việc vô cùng nguy hiểm bởi đây là loài thú hoang dã to khỏe. Với cặp ngà “khủng” và cái vòi lợi hại, voi có thể tấn công đối thủ bất cứ lúc nào. Do đó, các thợ săn phải khỏe mạnh, lực lưỡng, lanh lợi, mưu trí và là những tay ném lao, bắn ná cừ khôi để tự vệ khi lâm vào cảnh hiểm nguy. Trước khi vào rừng săn những chú voi con đưa về thuần hóa, phục vụ việc đi lại, kéo gỗ, các thợ săn ở Tây Nguyên đều phải xin phép “vua voi” và tổ chức lễ cúng long trọng. “Vua” ngồi trong chiếc ghế làm bằng xương voi để làm lễ, thực hiện các nghi thức cúng thần linh”, ông K’Tâm kể.
 
Ông K’Tâm và chiếc ghế “vua voi”từng ngồi làm lễ cúng
Ông K’Tâm và chiếc ghế “vua voi”từng ngồi làm lễ cúng
Tại nhà của K’Tâm, chúng tôi được tham quan chiếc ghế vốn chỉ dành riêng cho “vua voi”. Ghế gồm nhiều đốt xương voi cực lớn kết lại bằng dây rừng và cài hai răng nanh làm tăng vẻ uy dũng. Từng được xem “vua voi” làm lễ cúng trước khi tổ chức cuộc đi săn nên ông hiểu giá trị của chiếc ghế này. Ông kỳ công sưu tầm bằng được, dẫu mất rất nhiều thời gian và tốn không ít tiền của. Đến nay, ở Việt Nam, chưa có ai công bố sở hữu chiếc ghế tương tự.
Bên cạnh ghế là những bộ dụng cụ bằng sắt cùng đống dây thừng được bện bằng dây rừng dùng để bẫy, trói, thuần hóa voi. Phía sau ghế có hàng chục chiếc nỏ và ống tên tẩm thuốc độc. Ngoài ra còn có rất nhiều giáo, mác bằng đồng hoặc bằng sắt, được cắm ngược, trông rất ấn tượng.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu, sưu tầm đồ cổ Tây Nguyên “phát sốt” trước bộ sưu tập chóe cổ có giá trị mỹ - kỹ thuật cao của ông K’Tâm, đặc biệt là chiếc chóe đổi voi, chóe thế mạng hiếm hoi có từ thế kỷ 13, giá trị bằng 30 con trâu. “Thuở trước, nếu lỡ tay làm chết voi hay chết người, có thể đền bằng chiếc chóe này”, già Điểu K’Hòa (trú huyện Đam Rông, Lâm Đồng) cho biết.
Theo lời già Điểu K’Hòa, người M’Nông đã đưa vào Luật tục một số điều luật để bảo vệ voi mà mọi thành viên trong cộng đồng đều phải tuân thủ. Chẳng hạn, phải ứng xử với voi như một thành viên trong cộng đồng; không được đánh đập, nhục mạ và không được ép buộc voi làm việc quá mức. Khi voi mệt sẽ được nghỉ ngơi, lúc ốm đau phải được chăm sóc chu đáo…
Theo Kim Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bài cuối: Lối mở 'hút' các nhà khoa học, nguồn nhân lực chất lượng cao

Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời.

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.