Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt những kết quả đáng ghi nhận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2016, hoạt động xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh diễn ra không sôi động bằng mọi năm, song với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, Chi cục đã đạt được những kết quả nhất định trên nhiều mặt công tác, tạo niềm tin vững chắc để bước vào năm mới với nhiều thành công hơn.

Điểm sáng lớn nhất là Chi cục đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Tính đến giữa tháng 11, thu ngân sách nhà nước tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đạt trên 76 tỷ đồng, so với chỉ tiêu giao đầu năm (21,5 tỷ đồng) tăng 356,4%, so với chỉ tiêu giao phấn đấu lần 1 đạt 92,32%, so với chỉ tiêu giao lần 2 đạt 90,58%. Từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất nhập khẩu các loại nông sản diễn ra nhiều hơn, do vậy, số thu sẽ cán đích sớm. Chi cục đã tiếp nhận và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu với 2.217 bộ tờ khai của gần 60 doanh nghiệp. Kết quả luồng xanh 96 tờ khai, luồng vàng 1.623 tờ khai và luồng đỏ 498 tờ khai. Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng bách hóa tổng hợp, năng lượng điện, xăng dầu tái xuất, phân bón... Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 136 triệu USD.

 

 

Công tác cải cách hành chính luôn được Chi cục chú trọng và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Chi cục đã triển khai đến cán bộ, công chức trong đơn vị nghiên cứu học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân đến làm thủ tục tại đơn vị, không lợi dụng chức trách nhiệm vụ để nhũng nhiễu doanh nghiệp. Chi cục thực hiện vận hành có hiệu quả hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin có liên quan, lắp đặt hệ thống mạng nội bộ tại các địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hải quan; duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại đơn vị.

Bên cạnh đó, Chi cục còn ứng dụng, khai thác có hiệu quả các phần mềm quản lý của ngành như: quản lý vi phạm hải quan, quản lý phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, kế toán tập trung, quản lý rủi ro, giám sát hải quan E5, phân loại hàng hóa, thu thập thông tin doanh nghiệp CI02, hệ thống VNACCS/VCIS và sử dụng hiệu quả phần mềm giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu.

Trên mặt trận chống buôn lậu, thời gian qua, công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp, giữa Hải quan với cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn luôn được đẩy mạnh. Đồng thời, Chi cục tăng cường phối hợp liên ngành để ngăn chặn, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch bất thường. Điểm thuận lợi là trong năm 2016, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới không nổi cộm, phức tạp. Tại đơn vị, trong năm không phát sinh bắt giữ vụ việc nào, giảm 100% so với năm trước. Song, Chi cục vẫn luôn triển khai thường xuyên và tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc khi phát sinh.

Chi cục quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị luôn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo tại các công văn của bộ, ngành, Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra Chống buôn lậu, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum về công tác thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro. Chi cục cũng phân công cán bộ trực, khai thác dữ liệu giám sát thường xuyên trên hệ thống nhằm thu thập thông tin, tài liệu, tập trung phân tích, đánh giá nhằm đưa ra giải pháp kịp thời khi xử lý các bước nghiệp vụ phát sinh; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ, thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn công khai và bí mật liên quan đến hoạt động hải quan.

Đứng chân trên địa bàn xã biên giới Ia Dom (huyện Đức Cơ), giáp ranh với huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia) là nơi có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh đối với tỉnh ta, vì vậy, nhiệm vụ của lực lượng Hải quan lại càng quan trọng. Chi cục đã nỗ lực trên mọi mặt công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Trong thời gian tới, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh sẽ tiếp tục phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan; công khai hóa các quy trình thủ tục hải quan, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đồng thời, Chi cục tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với địa phương và các lực lượng chức năng tại địa bàn; giữ gìn mối quan hệ đoàn kết hữu nghị với trạm cửa khẩu phía Campuchia để hoàn thành tốt chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn, góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới cửa khẩu.

Nguyễn Khắc Hải
Chi Cục trưởng

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.