Châu Âu: Nhu cầu tàu chở khí đốt tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Các quốc gia châu Âu vội vã dự trữ khí đốt để phục vụ sản xuất, cấp điện sinh hoạt và sưởi ấm nhà cửa cho mùa đông. Năm nay, châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất kể từ những năm 70 thế kỷ trước. Đây là lý do làm cho nhu cầu tàu vận tải khí đốt trên biển tăng cao, bên cạnh một số lý do khác.

Chạy đua dự trữ

Các nước Châu Âu vốn nhập khẩu khoảng 40% khí tự nhiên từ Nga hàng năm. Trong đó, phân nửa sản lượng được đưa đến châu Âu qua đường ống dẫn khí Nord Stream, nối từ Siberia tới Đức qua biển Baltic. Nhưng kể từ tháng 6, công ty Gazprom của Nga đã bắt đầu cắt giảm lượng khí đốt qua đường ống này. Rồi đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 của Nga được phát hiện có ba vị trí rò rỉ hôm 26/9, gần đảo Bornholm của Đan Mạch. Vụ rò rỉ được cho là có sự phá hoại.

Châu Âu: Nhu cầu tàu chở khí đốt tăng mạnh ảnh 1
Ảnh minh họa tàu chở khí đốt của Blooomberg

Các đường ống Dòng chảy phương Bắc, nối Nga với Đức, đã trở thành tâm điểm của căng thẳng địa chính trị khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu do nghi ngờ trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2.

Kể từ đó, chính quyền các nước phương Tây đã gấp rút đi tìm những nguồn cung thay thế từ Mỹ hay Qatar. Nhưng việc này cũng gặp nhiều khó khăn và chuỗi cung ứng khí hóa lỏng của châu Âu cần thay đổi rất nhiều để thích ứng.

Tính đến nay, các quốc gia này đã vượt mức kế hoạch và các kho đã được lấp đầy 95%. Giá khí đốt tự nhiên đã giảm hơn 70% kể từ khi chạm mức cao nhất mọi thời đại vào cuối tháng 8 sau khi các kho dự trữ trên toàn châu Âu đã lấp đầy gần toàn bộ công suất. Điều này có nghĩa châu Âu đã khá sẵn sàng để đối mặt với mùa đông sắp tới.

Ùn tắc kéo dài

Để “ hóa giải” nỗi lo thiếu nhiên liệu sưởi ấm đã dẫn các nước Châu Âu tới một thử thách khác, đó là nhu cầu tàu vận tải khí đốt tăng cao, gây ra cảnh ùn tắc trên biển. Lý giải về điều này theo các nhà phân tích ,đó là do không đủ chỗ chứa. Nhiều con tàu không cập bến được vì không có đủ số lượng trạm tái hóa khí để dỡ chuyến. Các trạm tái hóa khí là những nhà máy lớn đặt dọc bờ biển, có nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển đổi khí đã hóa lỏng ở -162 độ C trở lại thành khí tự nhiên ở nhiệt độ khí quyển. Và dĩ nhiên có các nhà máy này, nhưng chúng phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Nguyên  nhân quan trọng kế tiếp là các con tàu khổng lồ có chức năng như cơ sở lưu trữ khí đốt offshore tạm thời. Từ đây dẫn tới việc chúng‘chưa chịu’ cập cảng, vì bù hoãn mua (hay ‘contango’). Contango là hiện tượng xuất hiện khi thị trường dư thừa hàng hóa. Khi đó, giá hàng hóa trong tương lai vài tháng tới sẽ cao hơn giá giao ngay. Vì vậy,  nó thúc đẩy các nhà đầu tư giữ hàng hóa lại và lưu trữ cho đến khi thị trường cần, cụ thể là cuối năm nay và đầu năm sau.

Nhưng như vậy vấn đề năng lượng ở các nước châu Âu vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Họ vẫn phải đề phòng cho trường hợp mùa đông năm nay quá lạnh và Nga quyết định ngưng toàn bộ việc cung cấp, hoặc nguồn cung từ Na Uy và Mỹ bị gián đoạn vì bất cứ lý do nào đó,v.v…

Theo dữ liệu thống kê của Bloomberg, các tàu chở dầu đi khắp thế giới đang kiếm được nhiều tiền nhất trong vòng 2 năm khi xuất khẩu dầu tư Mỹ và Trung Đông tăng mạnh.

Nhu cầu đối với tàu chở dầu từng giảm mạnh khi các nước cắt giảm sản xuất trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu từ Mỹ đang ở mức cao kỷ lục và việc các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tăng sản lượng đang một lần nữa làm tăng lượng dầu vận chuyển bằng đường biển.

Bên cạnh đó, việc dầu Nga chuyển hướng xuất khẩu cũng làm thay đổi các tuyến vận chuyển, khiến các chuyến đi dài ngày hơn và gây sức ép lên đội tàu toàn cầu.

TS ( từ TTXVN, vneconomy.vn, VOV, cafebiz.vn)

mã báo
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.