Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trở lại biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã trở lại biển Đông lần thứ ba trong năm nay.

Trang web của Hạm đội 7 thuộc hải quân Mỹ hôm 15-10 đưa tin nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan kể trên bao gồm tàu ​​sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76), đơn vị CVW số 5, tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga - USS Antietam (CG 54), khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke - USS Halsey (DDG 97) và khu trục hạm USS John S. McCain (DDG 56).

Lần thứ ba trở lại biển Đông trong năm nay, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, diễn tập tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị mặt đất và không quân.

Nhóm tàu này của Mỹ đã thực hiện hành trình gần 56.000 hải lý cho đến thời điểm hiện tại, cam kết duy trì thỏa thuận an ninh của Washington đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực, đồng thời thể hiện khả năng triển khai nhanh chóng của hải quân Mỹ.


 

 Chiến đấu cơ F/A-18E cất cánh từ tàu sân bay USS Ronald Reagan ở biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ
Chiến đấu cơ F/A-18E cất cánh từ tàu sân bay USS Ronald Reagan ở biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ


"Trong suốt quá trình triển khai, chúng tôi tiếp tục truyền thống lâu năm, đó là thể hiện cam kết của Mỹ đối với hoạt động hợp pháp tại các vùng biển và duy trì khả năng tiếp cận rộng rãi đến các vùng biển quốc tế. Chúng tôi luôn và sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ - Thái Bình Dương để thúc đẩy ổn định khu vực" - Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, cho biết.

Trong suốt thời gian triển khai kể từ đầu năm nay, tàu USS Ronald Reagan và các đơn vị khác thường xuyên kết hợp với lực lượng hải quân đồng minh và đối tác để xây dựng khả năng sẵn sàng chiến đấu cao độ thông qua các bài diễn tập phòng không, tác chiến chống ngầm, tấn công trên biển và bảo vệ lực lượng. Gần đây, nhóm tàu này hoạt động ở Ấn Độ Dương, thực hiện 2 chuyến đi qua eo biển Malacca và hoàn thành nhiều cuộc tập trận đa quốc gia trên khắp Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trong khi đó, là hạm đội có quy mô lớn nhất của hải quân Mỹ, Hạm đội 7 tương tác với 35 quốc gia hàng hải khác nhằm xây dựng quan hệ đối tác, thúc đẩy an ninh hàng hải, ổn định và ngăn chặn xung đột.


 

 Chiến đấu cơ F/A-18E trên tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ
Chiến đấu cơ F/A-18E trên tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ


Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.