Hải quân Thái tuyên bố thương vụ mua tàu ngầm Trung Quốc 'minh bạch'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hải quân Thái Lan bảo vệ quyết định mua thêm 2 tàu ngầm của Trung Quốc vốn gây tranh cãi, khẳng định thương vụ hoàn toàn minh bạch và dựa trên nhu cầu quốc phòng, đánh giá số tàu ngầm của các nước láng giềng.

Hải quân Thái Lan tham dự một cuộc diễn tập chung trển biển với Mỹ năm 2017 - Ảnh: Royal Navy Thai
Hải quân Thái Lan tham dự một cuộc diễn tập chung trển biển với Mỹ năm 2017 - Ảnh: Royal Navy Thai



Chính phủ và Hải quân Thái Lan hứng chịu chỉ trích sau khi một ủy ban của hạ viện nước này cuối tuần qua thông qua việc mua 2 tàu ngầm trị giá 22,5 tỉ baht, khoảng 715 triệu USD, của Trung Quốc. Thỏa  thuận dự kiến ký trong tháng 9-2020.

Bangkok Post ngày 25-8 dẫn tuyên bố của Hải quân Thái Lan trong cuộc họp báo ở Bangkok cho biết quân đội nước này đánh giá lượng tàu ngầm mà các nước láng giềng đang sở hữu hoặc mua. Theo đó, Việt Nam có 6 tàu, Indonesia có 5 và sắp có thêm 4, Malaysia có 2, Singapore có 4 và sẽ có thêm 4, trong khi Myanmar có 1 và đang mua thêm 4 tàu.

Lực lượng này đánh giá tình hình căng thẳng ở Biển Đông ngày càng leo thang, và các lợi ích của Thái Lan có thể bị ảnh hưởng nếu không có lực lượng hải quân đủ mạnh.

Hải quân Thái Lan khẳng định vụ mua tàu ngầm Trung Quốc là minh bạch, và số tiền lấy từ ngân sách của lực lượng này trong 7 tài khóa tới.

Tham mưu trưởng Hải quân Thái Lan Sittiporn Maskasem cho biết việc mua thêm tàu ngầm là một phần trong chiến lược quốc phòng nhưng bị lôi vào chính trị. "Chúng tôi thấy các toan tính chính trị sử dụng vấn đề này để công kích chính phủ", ông Sittiporn Maskasem nói.

Tuy nhiên, chính trị gia Yutthapong Jarassathian của Đảng Pheu Thai cho rằng thỏa thuận mua tàu ngầm của Hải quân Thái Lan không có giá trị. Ông Yutthapong đã trưng ra một bản sao hợp đồng, cho thấy các bên tham gia ký thỏa thuận là tổng tư lệnh Hải quân Thái Lan Luechai Ruddit và một công ty Trung Quốc.

Theo nhà chính trị Thái Lan, cả hai đều không thể đại diện cho chính phủ. Chỉ có thủ tướng, ngoại trưởng hoặc bộ trưởng quốc phòng mới có đủ tư cách ký hợp đồng chính phủ.

Trước đó, Thái Lan đã chốt thỏa thuận mua 3 tàu ngầm của Trung Quốc, sử dụng ngân sách năm 2017. Các tàu này sẽ được giao từ 2023.

Theo TRẦN PHƯƠNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.