Mối nguy tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, liên tục có nhiều thông tin liên quan tàu ngầm Trung Quốc - vốn là lực lượng có nguy cơ gây bất ổn trên Biển Đông.
 

Tàu ngầm hạt nhân Type-094 (lớp Tấn) của Trung Quốc có thể mang 12 tên lửa JL-12 - Ảnh: US Navy
Tàu ngầm hạt nhân Type-094 (lớp Tấn) của Trung Quốc có thể mang 12 tên lửa JL-12 - Ảnh: US Navy




Số lượng tăng nhanh

Ngày 24.4, cơ quan khảo cứu quốc hội Mỹ tiếp tục cập nhật báo cáo mới về sự phát triển của hải quân Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra Trung Quốc đang cấp tập tăng cường sức mạnh tàu ngầm. Cụ thể, theo báo cáo thì Bắc Kinh đang có khoảng 66 tàu ngầm các loại và sẽ tăng lên 76 chiếc vào năm 2030. Trong đó, số lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã có hơn 10 chiếc.

Chưa đầy 1 tuần sau khi báo cáo trên được công bố, ngày 29.4, truyền thông quốc tế đưa tin Trung Quốc vừa đưa vào hoạt động thêm 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang theo tên lửa đạn đạo tích hợp đầu đạn hạt nhân. Hai tàu này được cho là bản nâng cấp mới của tàu ngầm Type-094 (lớp Tấn) có độ choán nước khoảng 11.000 tấn.

Nguy cơ đe dọa Biển Đông

Ngày 30.4, chuyên san The National Interest đăng tải bài phân tích cho rằng tàu ngầm hạt nhân Type-094 vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định, điển hình là quá “ồn ào”. Cụ thể, một báo cáo đã chỉ ra rằng tàu ngầm lớp Tấn có một lỗ hổng thiết kế ở phía sau thân tàu. Vị trí này gần các hầm tên lửa nên có thể tạo tín hiệu sóng âm khiến đối phương phát hiện ra. Vì thế, bài phân tích cho rằng tàu ngầm Type-094 chưa đủ sức trở thành phương tiện răn đe hạt nhân ở cấp độ toàn cầu, nhưng vẫn đủ sức để trở thành một sức mạnh đáng gờm ở cấp khu vực mà ví dụ là tại Biển Đông.

Thực tế, mối lo về tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông đã được đề cập gần đây. Cụ thể, Ấn Độ từng lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông.

Hồi tháng 9.2019, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Trả lời Thanh Niên xung quanh diễn biến này khi đó, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) lo ngại UAV có thể giúp Trung Quốc thu thập các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy...

“Đó là những cơ sở quan trọng để Bắc Kinh triển khai các phương tiện, thiết bị dưới mặt nước để kiểm soát khu vực. Qua đó, Trung Quốc có thể triển khai và đẩy mạnh hoạt động tàu ngầm”, ông Nagy đặt vấn đề.

Liên quan nội dung này, trả lời Thanh Niên ngày 30.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành một vành đai phòng thủ được triển khai cùng với vũ khí hạt nhân dựa trên chiến lược phong tỏa chống tiếp cận nhằm vào Mỹ. Và để đạt mục tiêu như thế thì khả năng là Bắc Kinh tìm cách điều động tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân đến Biển Đông.

Và thực tế thì Bắc Kinh đang cố tìm cách kiểm soát Biển Đông, nhằm hạn chế sự hiện diện của tàu chiến, máy bay Mỹ để loại bỏ rủi ro tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị phát hiện khi hoạt động tại vùng biển này. TS Nagao cho rằng để giải quyết mối nguy này thì Washington cũng nên điều động tàu ngầm đến Biển Đông. Tất nhiên là sự điều động đó phải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Khi hiện diện tại Biển Đông, tàu ngầm Mỹ có thể kiềm chế các hoạt động đáng lo ngại của tàu ngầm Trung Quốc. Kèm theo đó, Washington có thể tăng cường điều động máy bay săn ngầm lẫn tàu chiến nổi.

Không chỉ Mỹ mà các nước ngoài khu vực như Anh, Pháp, Canada… hay các thành viên trong tứ giác an ninh (Mỹ - Nhật Bản - Úc và Ấn Độ) ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng cần đưa tàu chiến, máy bay đến Biển Đông để phòng ngừa tàu ngầm Trung Quốc. Thực tế, theo TS Nagao, cuộc tập trận của hải quân Mỹ - Úc gần đây trên Biển Đông có lẽ cũng bao hàm cả mục đích vừa nêu ra. Nếu cộng đồng quốc tế không cùng phối hợp, thì khi tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn có thể đe dọa an ninh thế giới.

 


Tên lửa đạn đạo JL-12 đã được trang bị trên tàu ngầm lớp Tấn. Loại tên lửa này có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn lên đến 7.200 km nên từ vùng duyên hải của Trung Quốc có thể đe dọa nhiều quyền lợi của Mỹ. Mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có thể mang theo 12 tên lửa JL-12.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã trang bị tên lửa đạn đạo JL-1, có thể mang đầu đạn hạt nhân và tầm bắn khoảng 1.700 km, trên tàu ngầm hạt nhân.



Theo Ngô Minh Trí (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.