Chư Sê hỗ trợ đồng bào thiểu số phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Chư Sê, Gia Lai đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Tăng cường chính sách cho vay ưu đãi, giảm bớt cho không gắn với định hướng sinh kế cho đồng bào DTTS ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn là định hướng trong các chương trình, chính sách tín dụng xã hội. Đối với huyện Chư Sê (có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm tới 44% dân số; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo người DTTS vẫn còn cao và có tới 62/123 làng thuộc diện đặc biệt khó khăn) thì việc thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ  đồng bào DTTS phát triển sản xuất gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

 

Nhiều hộ dân huyện Chư Sê đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi.                              Ảnh: Đức Thụy
Nhiều hộ dân huyện Chư Sê đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi. Ảnh: Đức Thụy

Từ năm 2012 đến nay, huyện Chư Sê đã triển khai rất nhiều chương trình tín dụng chính sách hướng đến đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào DTTS như: cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn; cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020; cho vay theo cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững. Thông qua việc vay vốn tín dụng chính sách, bà con đã có thêm điều kiện đầu tư sản xuất để nâng cao thu nhập.

Trước đây, một số hộ ở làng Roh (xã Ia Blang) như: Rơ Mah Jam, Rơ Mah H’Suet, Rơ Mah Such... không có hoặc có ít đất sản xuất. Từ nguồn vốn tín dụng được vay, họ đã đầu tư vào chăn nuôi bò. Hoặc đối với các trường hợp như hộ Kpă Khen, Kpă Yăp ở làng Kê (thị trấn Chư Sê) đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, họ tiếp tục được vay vốn với mức vay cao hơn để đầu tư phát triển sản xuất. “Sau khi thoát nghèo, tôi tiếp tục vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo để có vốn chăm sóc 5 sào cà phê. Bên cạnh đó, tôi chăn nuôi bò, làm thêm vài sào lúa nước. Nhờ nguồn vốn chính sách, tôi có điều kiện tốt hơn để phát triển kinh tế gia đình”-anh Kpă Khen cho biết.

Điều đáng chú ý là hộ đồng bào DTTS đã được thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Song, theo ông Nguyễn Hữu Tâm-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, bên cạnh những kết quả đạt được thì địa phương vẫn còn gặp một số vướng mắc liên quan đến nguồn vốn vay và việc triển khai ký kết hợp đồng giao khoán đối với 59 hộ đăng ký nhận bảo vệ và giao khoán rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Mặt khác, đối với chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (Chương trình 167 giai đoạn II) hiện mới chỉ giải ngân được 12/382 hộ nằm trong đề án. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc thực hiện tiêu chí nhà ở trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.

Tính đến cuối tháng 4-2018, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Chư Sê là 292,049 tỷ đồng/10.741 hộ vay; tỷ lệ nợ xấu của hộ đồng bào DTTS chỉ chiếm 0,02% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ của hộ đồng bào DTTS là 138,898 tỷ đồng/5.912 hộ vay, chiếm 47,56% tổng dư nợ.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.