Những chuyện buồn ở xã nông thôn mới-Bài cuối: Ngậm ngùi và trăn trở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đằng sau những con số “đẹp” về xã Rạch Chèo: Đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), 4/5 ấp đạt chuẩn Văn hóa; thu nhập bình quân đầu người trên 38 triệu đồng/năm; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm đạt trên 85%; hộ nghèo còn 91 hộ, chiếm 3,9% hộ dân; đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội... là gì? Phóng viên báo Tiền Phong đi tìm câu trả lời.

Giảm nghèo theo “tiêu chí”

Hò hẹn mãi P.V mới gặp được ông Ong Văn Tỷ (Bảy Tỷ), Trưởng ấp Rạch Chèo tại Trụ sở ấp. Trong cái nắng cháy da, ông Bảy Tỷ dựng chiếc xe máy cà tàng, nói ngay: “Tôi đã làm Trưởng ấp gần 20 năm, nắm tình hình rất sát”.

 
Người dân nghèo lén lút “hái lượm” trên Bãi Bồi hoặc đi Bình Dương.
Người dân nghèo lén lút “hái lượm” trên Bãi Bồi hoặc đi Bình Dương.

Xã Rạch Chèo diện tích tự nhiên 4.808 ha, với 10.147 người, vừa được công nhận đạt 19/19 tiêu chí NTM năm 2017. Ấp Rạch Chèo là ấp trung tâm, đạt chuẩn ấp Văn hoá năm 2017, với tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 3,93%.

Công việc ông Bảy Tỷ đang làm là thu các loại quĩ theo chỉ tiêu trên giao. Ông tâm sự: “Nhận thức của người dân mỗi người mỗi khác, giải thích hoài cũng mệt mà chưa chắc đạt chỉ tiêu trên giao. Trung bình mỗi hộ phải đóng khoảng 270.000 đồng trong năm nay với 6 loại quỹ”.

Các loại quĩ là: Quốc phòng- an ninh, Phòng chống thiên tai, Hỗ trợ nông dân, Đền ơn đáp nghĩa, Chất độc da cam, Hội người cao tuổi. Bà con không tự giác hoặc không có khả năng đóng một lần thì chia ra thu nhiều lần, đi gõ cửa từng nhà mệt lắm, chưa chắc đạt”.

Lần mở danh sách 23 hộ nghèo, 22 hộ cận nghèo, ông Bảy Tỷ quả quyết: “Phần lớn hộ nghèo đến chết mà không thể thoát nghèo. Bởi vì những hộ này già yếu, bệnh tật, không điều kiện làm ăn, khó vươn lên thoát nghèo”.

Bà Trần Thị Cân, 98 tuổi, mắt mờ, tai điếc, ngồi một chỗ, trông cậy vào con gái là Phù Thị Anh, 68 tuổi. Hai mẹ con bà nương tựa, sống với nhau trong túp lều cất bằng cây lá đơn sơ, trên phần đất người hàng xóm cho ở nhờ.

 

Mẹ con bà Phù Thị Anh trong túp lều ven sông Bảy Háp trên phần đất người khác cho ở đậu.
Mẹ con bà Phù Thị Anh trong túp lều ven sông Bảy Háp trên phần đất người khác cho ở đậu.

Nhìn túp lều chỉ rộng chừng hơn 20 m2, lợp lá, vách bằng các loại vật liệu nhiều màu sắc, bà Phù Thị Anh nói: “Mẹ con tôi ở đậu đất bà Tám Đúng. Mấy ngày trước, chủ đất cho hay, đã bán đất này cho người khác, chừng nào họ lấy đất này thì chúng tôi phải rời đi. Còn đi đâu, chưa biết được”.

Bà Phù Thị Anh ngồi bệt trên mặt sàn nhà, bằng ván gỗ, không dám bước mạnh chân vì sợ sụp: “Ở được ngày nào hay ngày nấy, không biết đi đâu, đất đai không có, con cái đi làm ăn xa hết rồi!”, bà Anh nói.

Bà Anh có 6 người con. Tất cả có gia đình riêng nhưng đều nghèo khó nên đi làm ăn xa cả. Những năm gần đây, bà Anh bị bệnh, đi đứng khó khăn, không làm bánh để bán dạo quanh xóm được. Bà Anh nói: “Mới hôm qua, đi chích thuốc, chân cẳng chưa bớt đau, nhưng cũng phải gắng gượng chăm sóc mẹ già”.

Bà kể, trước đây gia đình bà được xếp vào chuẩn hộ nghèo nhưng nay bị cắt, đưa xuống hộ cận nghèo. Bà Trần Thị Cân thiêm thiếp trên võng sau nhà thỉnh thoảng kêu khát nước.

Bà Anh kể: “Mẹ tôi cũng được cấp sổ hộ nghèo. Khi cha tôi là ông Phù Văn Năm qua đời, bà bị cắt sổ hộ nghèo luôn. Mẹ tôi ở chung hộ khẩu với cháu nội là Phù Tài Linh. Linh đi làm ăn xa, không nhà cửa nên xã cắt không cấp sổ hộ nghèo?”.

Cuộc sống mẹ con bà Anh, thiếu thốn trăm bề, cố gượng lên để sống.Thỉnh thoảng, mẹ con bà Anh được con cháu đi làm mướn phương xa gởi chút đỉnh tiền phụ giúp ăn uống, thuốc men.

Bà Anh kể: “Hàng năm, xã ưu tiên cho nhận quà từ thiện, được chút thực phẩm, gia vị ăn dần. Cảm thông cảnh mẹ con tôi, chùa Vạn Phước ở trong xã cho thẻ bảo hiểm y tế 2 năm rồi. Rồi nhà thờ Công giáo ấp bên kia gởi cho 30 kg gạo/ 3 tháng”.

 

Trụ sở UBND xã Rạch Chèo xây dựng lấn đất dân.
Trụ sở UBND xã Rạch Chèo xây dựng lấn đất dân.

Theo bà Anh, hai mẹ con đều già yếu, bệnh tật, ăn cơm không bao nhiêu. Từng ấy gạo cũng đủ đắp đổi qua ngày. Nhưng sợ nhất là bệnh tật, không làm ra tiền mà phải tốn tiền viện, tiền thuốc.

Trả lời thắc mắc “Vì sao nhiều hộ dân không đất, không nghề nghiệp, không nhà, mù chữ mà không được công nhận hộ nghèo?”, ông Bảy Tỷ giải thích: “Năm rồi, xã Rạch Chèo xây dựng NTM, giao cho ấp Rạch Chèo “tiêu chí” giảm hộ nghèo dưới 4%. Tôi cắt hộ nghèo đau lòng lắm nhưng phải “cắt” để đạt chuẩn Ấp văn hoá năm 2017. Bà con không hiểu, nặng nhẹ phải chịu, vì trách nhiệm chung”.

Ông Bảy Tỷ cho biết, ấp Rạch Chèo có 225 hộ/587 hộ dân có đất sản xuất. Vậy bà con không đất sản xuất ở ấp Rạch Chèo sinh sống bằng nghề gì? Ông Bảy Tỷ lý giải: “Một bộ phận nhỏ buôn bán dịch vụ cầm chừng, phần đông đời sống của họ gắn liền với nguồn lợi thủy sản Bãi Bồi, làm ngày nào ăn ngày nấy”.

Ông Trưởng ấp Rạch Chèo cho biết thêm, phần lớn Bãi Bồi đang bị bao ví cho thuê, thu hẹp mặt nước chài lưới. Dân nghèo ở đây không có tiền đóng tàu để vươn khơi xa. Ông Bảy Tỷ nói: “Chuyện khai thác vùng Bãi Bồi phức tạp lắm, muốn yên ổn phải mua bãi còn bằng không là bị phạt vạ, chuộc vỏ máy liên tục”.

Cũng theo ông Bảy Tỷ, tình trạng bà con khai thác vùng biển Bãi Bồi giảm do tài nguyên cạn kiệt. Làm ăn mỗi ngày mỗi khó nên bà con trong ấp đi làm ăn xa, toàn bộ gia đình 114 hộ và người lớn đi làm gởi con cái cho ông bà là 35 hộ. Họ bỏ bản quán, quê hương tìm về thành phố lớn và các khu công nghiệp như TPHCM, Bình Dương...

Nguyễn Tiến Hưng/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.