Những "người hùng" nửa đêm lao ra đường cứu người - Kỳ 1: Chiến đấu với thần chết!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần 30 con người đều trẻ tuổi và tình nguyện do anh Đặng Văn Phúc làm đội trưởng đã trở thành những cứu tinh của người gặp nạn trên đường. Dù mưa hay nắng, đêm hay ngày nhóm của anh Phúc đều chiến đấu với thần chết để giành giật lại mạng sống cho những người bị TNGT.
 

Anh Đặng Văn Phúc sơ cứu một nạn nhân bị gãy chân trong một vụ tai nạn giao thông.
Anh Đặng Văn Phúc sơ cứu một nạn nhân bị gãy chân trong một vụ tai nạn giao thông.

Từ hơn 3 năm nay, số điện thoại di động của anh Đặng Văn Phúc (36 tuổi, ngụ phường 4, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) trở thành “đường dây nóng” của người dân tại Tây Ninh khi cần được giúp đỡ trên các tuyến đường. Đội tình nguyện đặc biệt này mang tên Đội Cứu nạn giao thông Tây Ninh, tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

Ban ngày, mỗi thành viên đều có những công việc riêng. Người làm y tá, người làm giáo viên, người làm bảo vệ thậm chí có cả những em học sinh cấp 3 cũng gia nhập.

 

Một thành viên đội cứu nạn giao thông túc trực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh trong lúc chờ gia đình người gặp nạn đến.
Một thành viên đội cứu nạn giao thông túc trực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh trong lúc chờ gia đình người gặp nạn đến.

Đội trưởng Phúc cho hay, công việc chính của anh là làm ở xưởng chế tác mỹ nghệ bằng gỗ của mình nằm ở phường 4 (TP.Tây Ninh). Số tiền bán sản phẩm làm ra anh đều trích ra một phần để mua các vật dụng như bông băng, thuốc đỏ để phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Sau này, nhiều nhà hảo tâm xin được hỗ trợ các anh để đỡ chi phí.

Tại xưởng mỹ nghệ, anh Phúc dành ra một góc nhỏ đặt bộ bàn làm nơi các thành viên trong đội tập hợp túc trực hằng đêm để cứu người.

Bất kể lúc nào, ngày hay đêm, sớm hay khuya, nắng hay mưa hễ có tin báo tai nạn là đội đến hiện trường. Mỗi người lo một việc. Người lo bảo vệ hiện trường vừa để bảo vệ tài sản cho người bị nạn, người lo sơ cứu, người chuẩn bị xe chuyển cấp cứu, người theo chăm sóc nạn nhân trong lúc chờ người thân đến, người gọi CSGT đến giải quyết...

 

Một gia đình tìm đến anh Đặng Văn Phúc nhờ hỗ trợ thông tin tìm kiếm người thân.
Một gia đình tìm đến anh Đặng Văn Phúc nhờ hỗ trợ thông tin tìm kiếm người thân.

Những ngày cuối tháng 5-2017, tại Tây Ninh mưa gió thất thường nhưng 10 thành viên Đội Cứu nạn giao thông vẫn túc trục đầy đủ tại hội quán để sẵn sàng phóng những chiếc xe máy kịp đi giúp những người gặp nạn trên đường dù bất kỳ thời gian nào. P.V Thanh Niên đã có mặt nhiều đêm và chứng kiến những câu chuyện cứu người đầy cảm động.

Nghẹt thở cứu người

Một đêm cuối tháng 5-2017, lúc 20 giờ 30 phút. Một cặp vợ chồng khoảng 50 tuổi vẻ mặt thất thần, đầy lo lắng đến xưởng mỹ nghệ tìm Đội cứu nạn giao thông. Người phụ nữ với gương mặt khắc khổ nhờ anh Phúc hỗ trợ tìm giúp con trai vì suốt cả ngày cháu không về nhà dù đã tan giờ học từ lâu.

Người mẹ rơm rớm nước mắt kể lại sự việc: con trai tên Đ.P.N (học sinh lớp 11 của một trường THPT trên địa bàn TP.Tây Ninh) bỗng rời khỏi trường lúc 9 giờ sáng và không về nhà.

Theo lời người mẹ này kể, cậu bé trước đây chưa từng ra khỏi nhà lâu mà không xin phép. Nhiều khả năng do cháu căng thẳng chuyện học tập ở lớp nên mới không về nhà. Ban đầu, chuông điện thoại của con còn reo nhưng sau đó bị tắt máy khiến không khí căng thẳng bao trùm trong gia đình.

Nghĩ đến những sự việc chẳng lành, cả nhà càng đôn đáo tỏa ra tìm khắp nơi trên địa bàn TP.Tây Ninh. Đến tận chiều tối, tung tích về đứa con vẫn không có. Chợt bà nhớ đến đội cứu nạn giao thông và tìm đến đây.

Gia đình đồng ý cho anh Phúc đưa toàn bộ câu chuyện lên Facebook của đội để nhờ người dân hỗ trợ tìm kiếm. Ngay lập tức, gần 200 lượt chia sẻ và hơn 160 bình luận ban đầu về "dấu vết" cậu bé được xuất hiện sau gần hơn 1 tiếng.

 

Các thành viên nhanh chóng tìm kiếm sau những thông tin cộng đồng mạng và bạn bè cùng cấp.
Các thành viên nhanh chóng tìm kiếm sau những thông tin cộng đồng mạng và bạn bè cùng cấp.

Chúng tôi đã chứng kiến cảnh ba và mẹ cậu bé trên chiếc xe tay ga chạy khắp nơi cùng đội cứu nạn tìm kiếm trên các trục đường. Nhìn thấy gương mặt thất thần của 2 phụ huynh, mọi người trong đội chỉ biết nhắc nhau phải cố gắng tìm ra thật nhanh.

Các thành viên cứ thế không quản khó khăn tỏa đi lần lượt toàn bộ khu vực được người dân, bạn bè cậu bé cung cấp.

10 giờ 30 phút. Đội đã tìm được cậu bé trong một khu rừng cao su cách trường khoảng 3 km. Ba mẹ cậu học trò cũng được gọi đến, đội hỗ trợ đưa cậu bé về nhà an toàn. Ánh mắt của người cha, người mẹ vừa run, vừa mừng rơi nước mắt vì đứa con trai đã an toàn.

Kim đồng hồ lúc này cũng vừa điểm 23 giờ đêm, các thành viên trong đội thở phào nhẹ nhõm, xe lẫn chút hạnh phúc vì một gia đình tụ họp. Anh Phúc cùng các thành viên chia vội một mảnh bánh mì cho vào bụng vì đói. Rồi họ chia tay nhau, mỗi người một hướng về nhà để hôm sau đi làm....

Cộng đồng mạng tham gia tìm thân nhân người gặp nạn

Theo anh Đặng Văn Phúc, Đội trưởng Đội Cứu nạn giao thông, đã có rất nhiều trường hợp người gặp nạn được đưa đi cấp cứu nhưng do trong người nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, không điện thoại nên không thể liên hệ gia đình.

Anh Phúc kể, một số ít trường hợp quên mang theo giấy tờ bên người, còn lại phần lớn đã bị hôi của mất ví cùng toàn bộ giấy tờ tùy thân, điện thoại. Anh Phúc cùng đội chứng kiến 3 vụ mất điện thoại được "người nhặt" trả lại sau khi đội gọi điện thoại năn nỉ để người thân họ kịp đến..... Nhưng có một số khác tắt nguồn, mất hút.

 

Xong nhiệm vụ, các thành viên chia nhau những miếng bánh mì ăn đỡ đói trước khi chia tay về nhà.
Xong nhiệm vụ, các thành viên chia nhau những miếng bánh mì ăn đỡ đói trước khi chia tay về nhà.

Khi không thể liên hệ được người nhà, anh Phúc tận dụng trang fanpage Facebook của đội với hơn 35.800 lượt theo dõi để nhờ cộng đồng mạng tìm kiếm. Nhiều vụ tai nạn được người thân nhanh chóng tìm đến Bệnh viện để tiếp nhận nạn nhân thay cho các bạn tình nguyện.

Và người dân Tây Ninh không ai lạ gì trang Facebook của đội. Hằng ngày, những thông tin tìm người thân một ông cụ, một cháu bé đi lạc lại xuất hiện trên trang hay có người nhặt được giấy tờ của người khác đánh rơi nhờ đội thông báo giúp... Rất nhanh sau đó, những thông tin này được những người trong cuộc xác định và tìm đến nhận.

Những vụ tai nạn từ trên trời rơi xuống

 

Những thông tin tìm người thân của anh Phúc đăng tải trên mạng xã hội nhanh chóng được cộng đồng mạng hỗ trợ tìm kiếm.
Những thông tin tìm người thân của anh Phúc đăng tải trên mạng xã hội nhanh chóng được cộng đồng mạng hỗ trợ tìm kiếm.

Người dân xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu vẫn còn nhớ như in vụ tai nạn "từ trên trời rơi xuống" khiến 2 người dân địa phương tử nạn vào sáng 10.3.2016. Khoảng 8 giờ sáng, chiếc xe ben đang chở đất do tài xế T.T.L (36 tuổi, ngụ xã Truông Mít) điều khiển hướng từ ấp Thuận Phước ra ngã ba Đất Sét. Phía đuôi xe ben kéo theo một rơ moóc. Đến địa phận thuộc ấp Thuận Phước, xã Truông Mít, rơ moóc tuột khỏi xe ben, đâm thẳng vào hai chị Đ.T.H và Đ.T.H.T (36 tuổi, cùng ngụ xã Truông Mít) đang điều khiển xe máy đi chiều ngược, khiến cả 2 tử nạn.

Anh Đặng Văn Phúc kể về vụ tai nạn giao thông khiến anh ám ảnh và giận bản thân mình nhất. Theo đó, vụ tai nạn xảy ra vào ngày 10.4 tại khu vực trung tâm TP.Tây Ninh khiến 2 mẹ con chị P.T.K.H (32 tuổi, ngụ xã Long Chữ, H.Bến Cầu) và cháu N.G.T (5 tuổi) đi xe máy tử vong tại chỗ dưới gầm xe tải. "Tôi từng có một đứa em và nó đã mất lúc 5 tuổi vì tai nạn giao thông. Nó khiến tôi ám ảnh và từ đó tôi hứa với lòng sẽ làm hết sức mình những việc có thể giúp giảm những tai nạn giao thông đáng tiếc như vậy. Trong đó, tôi còn chứng kiến nhiều vụ tai nạn bất ngờ như từ trên trời rơi xuống", anh Phúc nói.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.