Bí ẩn của phụ nữ bộ tộc Apatani (kỳ 2): Chiến tranh vì phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính sắc đẹp của người phụ nữ Apatani xưa kia là “ngòi nổ” những cuộc chiến giữa các bộ lạc dưới chân núi Himalaya.

Cuối cùng bộ lạc Apatani buộc phải ra đi rời bỏ Tây Tạng để giữ gìn những cô gái đẹp ít ỏi còn sót lại. Cả bảy ngôi làng ở thung lũng Ziro đều mang trong mình câu chuyện ly kỳ về cuộc thiên di định mệnh ấy.

Những kẻ săn sắc đẹp

 

Chân dung một suman (phù thủy) ở thung lũng Ziro.
Chân dung một suman (phù thủy) ở thung lũng Ziro.

Ngồi lặng lẽ trong căn nhà của mình ở làng Hong, bà Bullo Yangssing tiếp chúng tôi bằng một nụ cười chân thành nhưng không giấu nổi vẻ rạng rỡ khiến chiếc mũi của bà rộng thêm ra, xấu xí một cách đến kỳ lạ.

Nhưng với bà Yangssing hay bất kỳ một phụ nữ Apatani nào cùng trang lứa thì đó lại là... niềm tự hào, hãnh diện.

Lấy tay che ngang mặt, bà Yangssing bắt đầu chậm rãi kể về hồi ức của bộ tộc mình mà theo bà là “được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ và chẳng sử sách nào ghi chép lại”. Với bà, cụm từ “săn lùng” là nỗi ám ảnh của người Apatani từ hàng trăm năm về trước.

Thuở xưa ấy, Apatani là tộc người sản sinh rất nhiều phụ nữ đẹp. Và vẻ đẹp quyến rũ ấy của họ đã dấy lên sự thèm khát của những người đàn ông ở các bộ lạc lân cận. Đã có rất nhiều thiếu nữ Apatani đẹp như lan rừng liên tục bị bắt đi trong những cuộc giao tranh khốc liệt.

Cuộc sống bình yên của tộc người Apatani đã không còn nữa khi sắc đẹp của các phụ nữ trong bộ tộc làm điên đảo nhiều tù trưởng các tộc khác.

Khi đã lọt vào tầm mắt của những tù trưởng, họ đã bị săn lùng, bị bắt cóc để các chiến binh bộ tộc khác mang về làm vợ.

Nỗi đau mất phụ nữ và lòng tự trọng khiến đàn ông Apatani phải lao vào cuộc chiến.

Cạnh nhà bà Yangssing là nhà của bà Bullo Yagyang - giống như một bảo tàng lưu giữ những ký ức chiến tranh thuở ấy của bộ tộc Apatani, nơi bóng dáng của các cuộc chiến từ hàng trăm năm trước vẫn còn nguyên vẹn trên những cây giáo dài, cùng những tấm khiên được làm bằng da gấu đen... Chúng được bà Bullo Yagyang lưu giữ một cách cẩn thận.

Tháo một bộ khiên được làm bằng da gấu đen từ trần nhà xuống, anh Bullo Tasser - con trai bà Yagyang - cho biết: “Tấm da gấu này đã có hơn 200 năm. Đó là một phần tự hào của người Apatani chúng tôi”.

Nói rồi anh Bullo Tasser hào hứng chỉ tay lên nóc nhà, nơi đang lưu giữ những cây giáo dài 7m: “Ông nội tôi bảo rằng nhờ vũ khí đó mà dân làng Apatani, trong đó có bà nội tôi, được bảo vệ bình yên trong một khoảng thời gian dài”.

Rời bỏ Tây Tạng

 

Một góc ngôi làng trong thung lũng Ziro của người Apatani.
Một góc ngôi làng trong thung lũng Ziro của người Apatani.

Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng Ziro chạy dài tít tắp. Michi Tajo - người dẫn đường cho chúng tôi, nói: “Ngày xưa nơi đây chưa có tên. Ziro chính là tên gọi đầu tiên của tộc người Apatani cổ khi tổ tiên chúng tôi còn lang thang ở tận Tây Tạng xa xôi.

Nhưng rồi chiến tranh triền miên giữa các bộ tộc, đặc biệt là các cuộc săn lùng đẫm máu để bắt đi những phụ nữ xinh đẹp khiến người Apatani mệt mỏi, họ đành tìm cách di tản và rời xa Tây Tạng bằng một cuộc thiên di định mệnh.

Họ chẳng khác gì loài chim phải tìm cách trốn khỏi mùa đông lạnh giá trên Tây Tạng đầy băng tuyết để tự cứu mình.

Khi đến đây, vốn là một thung lũng bằng phẳng, tổ tiên chúng tôi quyết định dừng lại. Họ vào rừng chặt tre trúc dựng nhà, ngăn suối bắt cá và lấy nước vỡ ruộng để sản xuất lương thực... Từ đó thung lũng này mới có tên gọi Ziro”.

Để giúp chúng tôi hiểu thêm về vùng đất Ziro, người dẫn đường lái xe đi khắp các ngôi làng: “Có tất cả bảy ngôi làng người Apatani sống dọc quanh thung lũng và nông nghiệp lúa nước là nghề chính của họ”.

Nói rồi Tajo dẫn cả nhóm vào một ngôi nhà của suman (phù thủy) của làng. Đó là nhà của ông Bullo Boga - một căn nhà được dựng bằng tre trúc từ mấy chục năm về trước.

Bên bếp lửa hồng, phù thủy Bullo Boga bảo: “Chúng tôi không thích chiến tranh với bất kỳ bộ tộc nào khác. Người Apatani chỉ muốn sống hòa bình.

Bởi vậy để không mất thêm phụ nữ và tránh xảy ra những cuộc đụng độ đẫm máu nên buộc lòng người Apatani chúng tôi phải bỏ làng. Đó cũng chính là lý do chúng tôi 
không có bất kỳ sử sách gì ghi lại câu chuyện của bộ tộc mình”.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.